Thứ năm, 7/12/2023, 16h37

Cần cân nhắc đến các hệ lụy nếu thi 4 môn

B GD-ĐT va quyết đnh phương án thi tt nghip THPT t năm 2025. Theo đó, t năm 2025, thí sinh thi tt nghip THPT theo Chương trình giáo dc ph thông 2025 s d thi 4 môn, gm 2 môn bt buc (toán, ng văn) và 2 môn la chn trong s các môn ngoi ng, lch s, vt lý, hóa hc, sinh hc, đa lý, giáo dc kinh tế và pháp lut, tin hc, công ngh.


Giám th kim tra thông tin thí sinh trưc khi vào phòng thi trong k thi tt nghip THPT năm 2023. Ảnh: Én Bông

Phương án thi này tạo được sự đồng thuận cao từ nhà trường, học sinh, phụ huynh và xã hội. Song, thiết nghĩ Bộ GD-ĐT cũng nên cân nhắc, tính toán lại một số điểm để tránh gây ra hệ lụy lâu dài.

Tiết kim công sc và tài chính cho xã hi

Ngoài việc giảm áp lực học tập, thi cử cho học sinh; tiết kiệm tài chính cho xã hội vì rút ngắn buổi thi; đảm bảo công bằng cho thí sinh các khối lớp tự nhiên và xã hội, phương án thi 4 môn còn có những ưu điểm khác. Đó là, một kỳ thi “2 chung” (chung đề, chung đợt) cho hai đối tượng THPT và giáo dục thường xuyên được tổ chức thống nhất, gọn gàng. Học sinh học hệ giáo dục thường xuyên không cảm thấy bị thiệt thòi khi không học và thi ngoại ngữ. Thăm dò ý kiến học sinh khối lớp 11 năm nay, lứa đầu tiên sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới từ năm sau, chúng tôi thấy hầu hết các em đều nhất trí với phương án thi 4 môn. Hiện tại các em đã và đang học theo tổ hợp môn tự chọn với định hướng nghề nghiệp theo ý tưởng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nên việc các em mong muốn thi ít môn, trong đó chủ yếu là những môn theo hướng lựa chọn của các em là điều dĩ nhiên.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia “2 trong 1” (vừa xét tốt nghiệp, vừa làm cơ sở xét tuyển đại học) trước đây có mặt tích cực và hạn chế. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã thay đổi tên gọi lại thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, với mục đích chính là xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, ý nghĩa của kỳ thi “2 trong 1” nói trên vẫn còn tác dụng rất lớn, vì nhiều trường đại học, cao đẳng vẫn xây dựng đề án tuyển sinh dựa trên kết quả của kỳ thi này. Như vậy, nếu học sinh thi ít môn, và tập trung vào những môn có tính định hướng nghề nghiệp sẽ là phương án hay. Khi này Bộ GD-ĐT đã làm thay và gánh vác một phần cho các trường trong khâu tuyển sinh, học sinh không phải bị áp lực tham dự kỳ thi riêng, tiết kiệm rất lớn công sức và tài chính cho xã hội.   

Cân nhc đ tránh h ly lâu dài

Với phương án thi 4 môn, về lâu dài sẽ có những hệ lụy kéo theo. Đó là việc học sinh sẽ học lệch ngay từ khi đăng ký vào lớp 10. Tình trạng quá chú trọng môn này, mà xem nhẹ môn khác là khó tránh khỏi. Vì vậy, Bộ GD-ĐT có nên xét điều kiện tốt nghiệp dựa trên điểm số học bạ như thế nào? Tỷ lệ giữa học bạ và điểm thi ra sao? Việc không bắt buộc thi môn ngoại ngữ sẽ làm giảm một phần động lực của học sinh khi học môn này. Vậy Bộ GD-ĐT cần có cách khuyến khích học sinh.

Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT được không?

Song song với các phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến xã hội, có không ít ý kiến cho rằng nên xét tốt nghiệp cho học sinh sau khi học xong lớp 12 mà không thi, giao việc tuyển sinh vào đại học cho các trường. Lý do đưa ra ý kiến trên là tỷ lệ tốt nghiệp THPT những năm qua quá “hoàn hảo” (năm học 2020-2021, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,6%; năm học 2021-2022, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,57%, riêng đối với thí sinh hệ THPT đạt 99,16%; năm học 2022-2023, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,88%), tổ chức thi quá tốn kém, trong khi đó mục đích “2 trong 1” của kỳ thi đang mất dần vai trò, các trường đại học đã đa dạng hóa và chủ động hơn trong các phương án tuyển sinh riêng của mình. Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, rất cần có một kỳ thi cuối cấp THPT cho dù kết quả có hoàn hảo đến thế nào. Bởi vì, điều mà ai cũng phải lo lắng là, nếu không thi, không có áp lực, liệu học sinh có mặn mà với việc học? Trước đây, áp lực học tập, thi cử là rất lớn. Học sinh phải trải qua kỳ thi chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6; thi tốt nghiệp THCS và sau đó là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Sau khi học xong 3 năm THPT, học sinh phải tham dự hai kỳ thi liên tục là tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học. Những học sinh nào đăng ký thi vào nhiều trường thì dự thi nhiều lần, các trường cũng tổ chức nhiều đợt lệch nhau… Chính vì áp lực rất lớn ấy mà học sinh nỗ lực rất lớn. Động lực đó đã sản sinh ra nhiều người tài thực thụ, nhiều người đạt giải cao tại các kỳ thi quốc tế. Học sinh hiện nay đã được giảm tải nhiều kỳ thi, chỉ còn hai kỳ thi quan trọng là tuyển sinh vào lớp 10 công lập và tốt nghiệp THPT. Nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chúng tôi cho rằng học sinh sẽ giảm sút nghiêm trọng động lực học tập. Học không thi các em sẽ không cố gắng. Nói như GS. Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018) trước đây là “sẽ khó có chất lượng giáo dục lâu dài nếu chúng ta quá nuông chiều, dễ dãi trong thi cử với con trẻ”. Quan trọng ở đây là làm thế nào để trả lại sự cần thiết thật sự và “giá trị thật” cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vậy nên, Bộ GD-ĐT cần cân đối lại cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT giữa học bạ và điểm thi, mức tính điểm liệt như thế nào. Phải chấp nhận một tỷ lệ rớt tốt nghiệp THPT thực tế để trả lại cho việc “học thật, thi thật”, chất lượng cần thiết của kỳ thi.

Hiện nay các địa phương, các trường sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. Thậm chí có trường học tài liệu riêng của mình biên soạn. Điều này đòi hỏi sự chính xác và công tâm của Bộ GD-ĐT trong khâu ra đề. Đề thi sẽ bám sát yêu cầu cần đạt như thế nào? Mức độ khó ai sẽ là người tham gia khâu làm đề? Nếu không, sẽ khó tránh khỏi tiêu cực sau một vài kỳ thi.

Được biết, trước đó Bộ GD-ĐT chỉ đưa ra 2 phương án về số môn thi (một là 4 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn; hai là 3 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn), đa số ý kiến chọn phương án thi 3 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn. Tuy nhiên, từ khi có thêm phương án thi 4 môn (2 môn bắt buộc và 2 môn lựa chọn), dư luận lại nghiêng sang phương án thi này. Điều này cho thấy xu hướng chung đều mong muốn giảm số môn thi, giảm căng thẳng, áp lực cho kỳ thi này.

Trn Ngc Tun