Thứ sáu, 1/12/2023, 15h33

Có sách giáo khoa chuẩn không?

Rt nhiu ngưi, trong đó có c cán b lãnh đo, ch đo các cp, đc bit là nhng ngưi ngoài ngành, hiu cn có mt b sách giáo khoa chun. Tôi chưa nói b sách giáo khoa chun y ca B GD-ĐT hay ca ai, ca t chc nào, mà ch mun nói: Trong thi hin đi, làm gì có khái nim sách giáo khoa chun, ch có chương trình chun hoc chun chương trình thôi.


Theo tác gi, do khoa hc công ngh ngày càng phát trin nên vai trò ca sách giáo khoa ngày càng gim dn v trí đc tôn. Ảnh: Anh Khôi

Cách đây hơn nửa thế kỷ, do điều kiện phát triển của khoa học giáo dục cũng như tình hình đất nước có chiến tranh, nên nhiều giai đoạn không có chương trình, chỉ biên soạn sách giáo khoa. Và sách giáo khoa đó được coi là chuẩn. Đến những năm 60-70 của thế kỷ trước, có chương trình các môn học, nhưng hết sức đơn giản, thực chất chỉ là bản phân phối chương trình và cũng không có phê duyệt chính thức của bộ (trừ chương trình của miền Nam trước 1975 - chương trình của miền Nam đều có các quyết định, nghị định phê duyệt và ban hành). Mãi đến cải cách giáo dục lần thứ 3 (1980-1992), Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng chính thức cho toàn quốc, nhưng cũng không thấy bộ phê duyệt vào văn bản chương trình. Ví dụ, chỉ thấy ghi vào văn bản chương trình từ lớp 6 đến lớp 9: “Bản dự thảo này đã được hội đồng thông qua, Hà Nội - 1986”. Năm 1989 mới làm chương trình cho cấp THPT. Chương trình đổi mới năm 2000 theo NQ 40 của Quốc hội khóa X được xây dựng bài bản hơn, nhưng vẫn làm theo lối tách 3 cấp học làm ở 3 thời điểm khác nhau (chương trình tiểu học: 1995; chương trình THCS: 1998 và chương trình THPT: 2000), sau đó 2006 mới thống nhất 3 cấp thành chương trình 2006 và bộ ký quyết định ban hành. Mãi đến chương trình 2018 (theo NQ 88 của Quốc hội khóa XIII) thì việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới thực sự mang tính chuyên nghiệp hơn, tiếp cận được với cách xây dựng, thiết kế chương trình của quốc tế.

Theo quan niệm quốc tế, hầu hết các nước phát triển chỉ tập trung thiết kế chương trình và chuẩn chương trình để lấy đó làm cơ sở biên soạn sách giáo khoa và tổ chức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. Với những nước lớn có nhiều bang, vùng, miền, thì mỗi địa phương căn cứ vào chương trình quốc gia để xây dựng, phát triển thành chương trình của bang, vùng, miền... và chương trình nhà trường. Không có sách giáo khoa chuẩn; sách giáo khoa chỉ là học liệu quan trọng trong nhiều nguồn khác nhau. Do khoa học công nghệ ngày càng phát triển nên vai trò của sách giáo khoa ngày càng giảm dần vị trí độc tôn. Người giáo viên và học sinh có thể tiếp cận từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhiều góc nhìn khác nhau để dạy và học miễn là đáp ứng yêu cầu của chương trình. Sách giáo khoa rất đa dạng, phong phú, nhưng phải dựa vào chương trình để biên soạn. Chương trình trở thành chuẩn, thành cơ sở quan trọng nhất để xem xét các sách giáo khoa cũng như cách dạy, cách học; đặc biệt cách kiểm tra, đánh giá.

Nói chỉ có chương trình chuẩn, không có sách giáo khoa chuẩn và việc dạy học, kiểm tra đánh giá chỉ dựa vào chương trình, giống như chuyện thi tuyển phi công cho ngành hàng không. Người ta chỉ cần dựa vào tiêu chí chiều cao, cân nặng, hình thể và các chỉ số sức khỏe của ứng cử viên để kiểm tra, đánh giá, lựa chọn... Không có ai lại căn cứ vào việc hàng ngày ứng viên ấy ăn món gì, ăn bằng cách nào?... Kiểm tra, đánh giá học sinh cũng vậy, chỉ dựa vào các yêu cầu của chương trình và chuẩn chương trình để xem xét, không cần biết học sinh ấy học sách nào, học ở đâu, bằng cách nào?... Tất cả các tổ chức đánh giá quốc tế đều quan niệm và thực hiện đánh giá như thế. Cụ thể, chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của OECD (70 nước chỉ thi chung một đề đọc hiểu) là một ví dụ rất rõ.

PGS.TS Đ Ngc Thng