Thứ năm, 7/3/2019, 20h07

Đam mê - chìa khóa mở cánh cửa thành công

Chương trình tư vn k năng hc đưng “K năng hi nhp toàn cu và tiếp cn cuc cách mng công nghip 4.0” năm hc 2018-2019 do Báo Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP và Trưng ĐH FPT t chc va din ra Trưng THPT Trn Phú (Q.Tân Phú).

Bà Nguyn Hoàng Bích Vy (Phó Trưng phòng Truyn thông, Trưng ĐH FPT) tư vn k năng cho hc sinh Trưng THPT Trn Phú

Trong chương trình, các chuyên gia tư vấn đã chia sẻ những thông tin bổ ích đến với học sinh, qua đó giúp các em xác định được sở thích, đam mê cũng như những kỹ năng cần thiết để hội nhập toàn cầu, tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Sng vì đam mê hay đam mê đ sng?

TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) chia sẻ: “Các em muốn thành công phải xác định đâu là đam mê của mình. Muốn được như vậy thì mỗi người phải tự thân trải nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức cân nhắc, xác định kỹ càng vì có người tưởng chừng mình đã tìm được đam mê nhưng thực chất đó chỉ là ham mê”.

Theo TS. Tùng, đam mê là khi công việc mà mình làm mang lại giá trị, lợi ích cho tất cả mọi người, cho xã hội. Nếu ngược lại, chúng ta chỉ làm cho thỏa mãn bản thân, giành phần lợi về mình thì đó chỉ là ham mê. Một người có đam mê và quyết tâm đạt được đích đến là người không có khái niệm về thời gian, không màn đến sức khỏe. Điều này có nghĩa là người đó có thể làm việc trong một thời gian dài, thậm chí bị mọi người xem là người không bình thường nhưng người đó vẫn cháy hết đam mê để gặt hái được “trái ngọt” và chứng minh cho sự thành công của mình. Còn điều mà chúng ta thích nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, không trải qua một quá trình dài hạn (5 năm, 10 năm…), không có sự quyết tâm, cố gắng thì đó chỉ là ham mê.

Liên quan đến câu chuyện đam mê, em Nguyễn Minh Hiển (lớp 12A9) băn khoăn: “Khi chúng ta đã có kỹ năng và xác định được đam mê. Vậy thì chúng ta nên sống vì đam mê hay đam mê để sống?”. Giải đáp vấn đề này, TS. Tùng khuyên: Chúng ta đừng “đam mê để sống mà hãy sống vì đam mê”. Vì có những người sống chỉ trong một thời gian ngắn nhưng họ lại mang lại giá trị cho xã hội, được người đời vinh danh. Ngược lại, có những người tồn tại trong xã hội nhưng chẳng làm được gì có ích, thậm chí tạo nên gánh nặng cho xã hội.

Gn đam mê vi bi cnh hin đi

Đó là lời khuyên của bà Nguyễn Hoàng Bích Vy (Phó Trưởng phòng Truyền thông, Trường ĐH FPT). Theo bà Vy, trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, chỉ cần có internet là chúng ta có thể kết nối với mọi người, mua hàng qua các kênh điện tử. Nhưng một khi con người đã quá lệ thuộc vào những thứ đó sẽ bị thụt lùi, thậm chí còn bị máy móc thay thế, nghiêm trọng hơn đó là công ăn việc làm sẽ bị mất đi.

“Các em mun thành công phi xác đnh đâu là đam mê ca mình. Mun đưc như vy thì mi ngưi phi t thân tri nghim”, TS. Nguyn Thanh Tùng (Vin trưng Vin Qun tr tri thc, S KH-CN TP.HCM) chia s.

Để không trở thành người bị lãng quên, thua cuộc trong tương lai, bà Vy cho biết ngay từ bây giờ, các em học sinh phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật vững chắc. Đó là chuyên môn nghề nghiệp, vốn ngoại ngữ, kỹ năng mềm và nhiệt huyết. “Đây là 4 kỹ năng rất cần thiết trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hai người có năng lực ngang nhau nhưng ai có kỹ năng mềm nhiều hơn sẽ ở vị trí cao hơn”, bà Vy nhấn mạnh.

Nhằm giúp học sinh xác định đúng đam mê của mình, bà Vy gợi ý mỗi ngày các em nên dành ra 30 phút để tìm đam mê đích thực của bản thân bằng cách vẽ ra 3 vòng tròn. Vòng tròn thứ nhất, ghi ra những công việc mình thích nhất. Những công việc mình giỏi ghi vào vòng tròn thứ hai. Còn vòng tròn thứ ba là xác định điều mà xã hội cần. “Cái công việc mà mình chọn rất phù hợp với bản thân, sở thích và năng lực nhưng xã hội không cần thì mình khó gắn bó lâu dài để tiến đến thành công”, bà Vy nói.

Bà Vy gợi ý thêm, sau khi thực hiện xong các thao tác trên, các em bắt đầu đi tìm giao điểm cho vòng tròn. “Điểm chung của 3 vòng tròn chính là công việc lý tưởng nhất. Tuy nhiên, các em phải cố gắng hết mình, nỗ lực hết sức thì mới đạt kết quả như mong muốn”, bà Vy nhắn nhủ.

K.Khánh