Thứ tư, 8/3/2023, 13h25

Đặt ra nội quy không phải chỉ để xử phạt

Ni quy hc sinh cn đưc nhà trưng xây dng gn vi văn hóa nhà trưng, đi tưng hc sinh, hưng ti hình thành thói quen tt cho hc sinh, không nên ch đ răn đe, x pht…


Ni quy trưng hc đt ra không phi đ x pht, răn đe hc sinh (nh minh ha)

Không nên cng nhc

Nhiều năm nay, Trường THPT Thủ Đức (TP.Thủ Đức) vốn “có tiếng” khắt khe trong xây dựng nội quy học sinh gắn với tác phong, văn hóa nhà trường. Thầy Lê Ngọc Khái (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ, nội quy nhà trường được xây dựng dựa trên việc hình thành đạo đức, tác phong và học tập chuyên cần của học sinh, với mong muốn mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường không chỉ rèn luyện được ý thức học tập mà còn hình thành nên những thói quen tốt để khi ra trường sẽ áp dụng, thực hành trong cuộc sống. “Đối tượng học sinh nhà trường ngay từ đầu vào các em đã có ý thức cao, song không vì thế mà nhà trường “dễ” hơn trong việc rèn các em vào khuôn khổ, nền nếp. Song song với việc đưa ra các nội quy, nhà trường đẩy mạnh việc tuyên truyền để học sinh hiểu rằng các nội quy được nhà trường đặt ra là phù hợp, không phải làm khó học sinh”, thầy Khái cho hay.

Nhìn nhận về vấn đề nội quy học sinh, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.1 cho hay, hiện nay nội quy đang được các trường xây dựng gắn với việc hình thành cho học sinh các thói quen, tác phong tốt, gắn với xây dựng văn hóa nhà trường. Học sinh khi vi phạm nội quy thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý, hạ hạnh kiểm… Tuy nhiên, theo hiệu trưởng này, việc hạ hạnh kiểm học sinh nếu cứng nhắc và tùy tiện sẽ gây thiệt thòi cho học sinh và không mang tính giáo dục cao, ngược lại có thể khiến học sinh cảm thấy không phục.

Vị hiệu trưởng thông tin thêm, việc xếp loại hạnh kiểm học sinh trung học đang được áp dụng theo Thông tư 58/2011 của Bộ GD-ĐT. Thông tư quy định: Đánh giá hạnh kiểm học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động; hoạt động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường… “Thực tế mỗi nhà trường lại đang áp dụng theo nhiều khung và tiêu chuẩn khác nhau trong xếp hạnh kiểm học sinh. Điều này là không nên vì gây nhiều thiệt thòi cho các em. Khi xây dựng nội quy, nhà trường cần phải căn cứ vào đặc trưng riêng của học sinh để đặt ra, từ đó xếp loại hạnh kiểm học sinh theo quy định chung của Bộ GD-ĐT khi học sinh vi phạm. Nếu ứng xử quá cứng nhắc mà không căn cứ toàn diện trên những mặt phấn đấu của học sinh sẽ khiến các em rất thiệt thòi, giảm sút nỗ lực và ý chí phấn đấu trong học tập; thậm chí, nếu cứng nhắc hoặc áp đặt quá sẽ làm khó học sinh”, vị hiệu trưởng phân tích.

Đ hc sinh đưc sa đi tích cc

Tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5), dù đối tượng học sinh luôn được đánh giá là “khó bảo”, song nội quy trung tâm đặt ra không hề mang tính răn đe, xử phạt mà lại đề cao việc giúp học sinh nhận ra lỗi, trao cơ hội cho các em được sửa đổi. Thầy Đỗ Minh Hoàng (Giám đốc trung tâm) chia sẻ, khi học sinh đi trễ, vi phạm các nội quy của trung tâm đặt ra, tùy theo mức độ vi phạm, thay vì mời phụ huynh vào nói chuyện hay hạ hạnh kiểm thì trung tâm sẽ tạo cơ hội để các em “lấy công chuộc tội”, giúp các em hướng tới những điều tốt đẹp. “Khi học sinh vi phạm nội quy, trung tâm sẽ áp dụng hình thức cho các em làm thiện nguyện. Việc làm thiện nguyện ở đây không phải là học sinh phải làm điều gì đó to tát mà có thể chỉ là nấu vài phần cơm chia sẻ với người khó khăn; đến các trung tâm bảo trợ trẻ em, mái ấm, nhà mở chơi cùng trẻ nhỏ… Tùy theo mức độ vi phạm mà yêu cầu làm thiện nguyện có thể là một ngày hoặc vài ngày, thậm chí đến một tuần với sự đồng ý, hỗ trợ của phụ huynh để giúp học sinh thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, từ đó giúp các em thay đổi hành vi”, thầy Hoàng cho hay.

“Ni quy trưng hc đưc đt ra cn hưng đến vic rèn hc sinh vào khuôn kh, hình thành nhng thói quen tt trên cơ s đ các em không gp khó trong quá trình thc hin, góp phn hình thành văn hóa nhà trưng…”, cô Nguyn Th Thanh Trúc (Hiu trưng Trưng THPT Dương Văn Thì, TP.Th Đc) nói.

Thầy Hoàng đánh giá, nội quy này được trung tâm đặt ra từ đầu năm học với sự thỏa thuận của phụ huynh, chính vì thế được phụ huynh hết sức ủng hộ, đồng hành. Khi học sinh vi phạm nội quy, trung tâm báo về cho gia đình, ba mẹ cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ giám sát quá trình các em làm thiện nguyện. Quá trình thực hiện cho thấy biện pháp này đã tác động lớn, giúp thay đổi hành vi, nhận thức của học sinh trung tâm.

Nhấn mạnh vai trò của việc xây dựng nội quy học sinh song phải gắn với tính thực tế, hướng tới tạo cơ hội cho học sinh sửa đổi, cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, TP.Thủ Đức) chỉ rõ, chính mỗi giáo viên phải hiểu, linh hoạt khi áp dụng chứ không phải rập khuôn, cứng nhắc, nếu không học sinh sẽ không phục. Nói thêm về điều này, cô Trúc cho biết tại trường đã có trường hợp giáo viên phải công khai xin lỗi học sinh trước lớp vì đã xử phạt học sinh không đúng với nội quy của nhà trường. “Mới đây, khi đi học lại sau Tết Nguyên đán, có học sinh nam lớp 10 đến trường với mái tóc hơi xoăn và giáo viên chủ nhiệm không cho em vào học, yêu cầu em phải về cắt tóc vì đã vi phạm nội quy. Tuy nhiên, học sinh này không phục với cách xử lý của giáo viên khi cho rằng bản thân không hề vi phạm nội quy. Theo em, nội quy nhà trường chỉ nghiêm cấm học sinh nhuộm tóc và để tóc dài chứ không nghiêm cấm học sinh để tóc xoăn… Sau đó, em đã gặp hiệu trưởng nhà trường, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải công khai xin lỗi em. Điều rất ngạc nhiên là khi vào gặp hiệu trưởng, em đã cầm sẵn bảng nội quy nhà trường và trình bày, phân tích, chỉ rõ mình không hề vi phạm nội quy mà chính giáo viên đang làm khó em. Ngay khi học sinh phản ánh, lãnh đạo nhà trường đã nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm và chính giáo viên đã phải nhận sai và xin lỗi em trước lớp. Điều này cho thấy nội quy khi đã đặt ra thì trước hết phải phù hợp với học sinh, đồng thời trong quá trình thực hiện giáo viên phải hiểu để hướng dẫn, giáo dục học sinh thực hiện chứ không phải chỉ để xử phạt”, cô Trúc cho biết.

Từ câu chuyện trên, cô Trúc nhấn mạnh, nội quy trường học được đặt ra cần hướng đến việc rèn học sinh vào khuôn khổ, hình thành những thói quen tốt trên cơ sở để các em không gặp khó trong quá trình thực hiện, góp phần hình thành văn hóa nhà trường…

Bài, ảnh: Quang Long