Thứ tư, 30/11/2022, 15h54

Giảng dạy kỹ năng sống ngày càng thực chất hơn

Hin nay, hot đng giáo dc k năng sng cho hc sinh đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM t chc sinh đng, thc cht, c th hóa qua nhiu hình thc, mang li nhng hiu qu tích cc.


Hc sinh lp 10A1 Trưng THPT Nguyn Hu Huân (TP.Th Đc) hi qun áo trong tiết hot đng tri nghim hưng nghip

Không phi “cưi nga xem hoa”

Cô Nguyễn Thị Kim Hương (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ, Q.11) nhìn nhận, giảng dạy kỹ năng sống ở bậc tiểu học là trang bị cho học sinh các kỹ năng cơ bản, gần gũi trong cuộc sống thông qua những tương tác thực tế, hoạt động trò chơi vui nhộn gắn với giải quyết các tình huống. Các vấn đề đặt ra có thể chưa sâu nhưng tạo sự hứng khởi, thích thú cho học sinh khi đến trường. “Hiện nay, nhà trường lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào giờ sinh hoạt đầu tuần, chủ đề từng tháng, sinh hoạt chủ nhiệm, thông qua đó giúp các em nhận biết được những tình huống về bạo lực học đường, quyền trẻ em, xâm hại trẻ em, xây dựng tình bạn đẹp...”, cô Hương thông tin.

Thời gian qua, Trường THCS Thanh Đa (Q.Bình Thạnh) hợp tác với một trung tâm giảng dạy kỹ năng sống để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong trường với thời lượng 1 tiết/tuần ở thời khóa biểu chính khóa buổi 2. Vì vậy, nhiều năm nay môn học kỹ năng sống luôn là môn được học sinh trong trường mong chờ nhất. Ngoài tiết học bài bản với sự hướng dẫn của giáo viên có chuyên môn, cô Đinh Thiên Ân (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được nhà trường triển khai đa dạng dưới nhiều hình thức: lồng ghép trong môn học; xây dựng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm, ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, đã hỗ trợ, trang bị cho học sinh những kỹ năng sống cần thiết. “Chương trình giảng dạy kỹ năng sống xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học, được giảng dạy với nhiều lớp lang, nâng dần các kỹ năng từ thấp đến cao phù hợp với lứa tuổi, trang bị kỹ năng tự phục vụ, giải quyết các vấn đề, tình huống đột xuất cho học sinh. Không chỉ thế, khi đưa vào nhà trường sẽ được xây dựng phù hợp với từng khối lớp, lãnh đạo nhà trường thẩm định, đánh giá, góp ý chứ không phải chỉ là dạy theo hình thức “cưỡi ngựa xem hoa””, cô Ân cho hay.

Đánh giá về hiệu quả triển khai chương trình giảng dạy kỹ năng sống tại trường, cô Ân cho biết học sinh rất hào hứng và mong chờ đến các tiết học kỹ năng sống. Thông qua các tình huống thực tế theo từng chủ đề, học sinh học được cách cư xử, biết cách thể hiện tình yêu thương, cảm xúc cá nhân... Điều quan trọng nhất là học sinh có thể thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ, câu chuyện của mình trong các tiết học kỹ năng sống. “Có thể với giáo viên chủ nhiệm hoặc với nhân viên phòng tư vấn tâm lý học sinh không chia sẻ, nhưng với giáo viên kỹ năng sống thì các em lại mạnh dạn nói lên câu chuyện của bản thân. Đây là một trong những kênh kết nối hiệu quả giữa học sinh với nhà trường, giúp nhà trường nắm bắt kịp thời những vấn đề mà học sinh mình đang gặp phải để hỗ trợ giải quyết”, cô Ân nhấn mạnh.

Tăng tính thc tế, tri nghim qua tng môn hc

Hiện nay, khi thực hiện đổi mới giáo dục, việc giảng dạy luôn gắn liền với tính thực tế, tăng trải nghiệm cho học sinh. Ở tất cả các môn học, giáo viên luôn mạnh dạn thực hiện lồng ghép nội dung kỹ năng sống không chỉ khiến học sinh thích thú mà còn trang bị cho các em những kỹ năng cơ bản, đưa môn học trở nên gần gũi với các em hơn. Đơn cử, những tiết học trải nghiệm hướng nghiệp ở lớp 10A1 Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) luôn rộn ràng với nhiều điều mới lạ. Trong tiết học này, học sinh được học ủi quần áo, nấu ăn, dọn dẹp phòng, tái chế rác, trang trí lớp học bằng cây xanh, thói quen tập thể dục nâng cao sức khỏe..., những kỹ năng ít khi nào các em được trang bị tại trường. Cô Ngô Thị Thu Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ trách hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp) cho biết hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp là nội dung mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp 10. Để môn học là những trải nghiệm thực chất nhất với học sinh, cô đã thiết kế đa dạng nội dung trải nghiệm nhằm giáo dục học sinh kỹ năng sống, thói quen chăm sóc bản thân, thái độ quan tâm đến người khác, quan tâm đến môi trường... Ví dụ, khi được giao nhiệm vụ mỗi học sinh phải tự chuẩn bị được một món ăn cho bạn bè với sự cam kết đồng hành của phụ huynh, các em sẽ học được nhiều kỹ năng. Đó là việc xây dựng kế hoạch, lên thực đơn, đi chợ mua đồ, chế biến thức ăn. Nhiều em lần đầu tiên vào bếp còn học được kỹ năng sử dụng dao, thớt… Nhưng hơn hết, bằng việc tự mình chuẩn bị các món ăn, mỗi học sinh sẽ nhận thức được thái độ, tình cảm, cảm nhận được niềm vui khi biết quan tâm, chăm sóc người khác, từ đó biết san sẻ với ba mẹ những công việc nhà đơn giản.


Gi
 hc k năng sng ca hc sinh Trưng THCS Thanh Đa (Q.Bình Thnh)

“Hc sinh hin nay ít có thi gian, cơ hi đ thc hành các k năng rt cơ bn như chăm sóc bn thân, hoch đnh nhng kế hoch trong ngày mt cách khoa hc. Rt nhiu em chưa biết cách i qun áo, nu mt ba ăn cho gia đình, dn dp phòng riêng mi ngày. Khi đưc hưng dn, trang b k năng, ban đu nhiu em còn lúng túng nhưng sau đó các em đã t tin hơn rt nhiu...”, cô Ngô Th Thu Thy (giáo viên ch nhim lp 10A1 Trưng THPT Nguyn Hu Huân, TP.Th Đc) cho biết.

“Học sinh hiện nay ít có thời gian, cơ hội để thực hành các kỹ năng rất cơ bản như chăm sóc bản thân, hoạch định những kế hoạch trong ngày một cách khoa học. Rất nhiều em chưa biết cách ủi quần áo, nấu một bữa ăn cho gia đình, dọn dẹp phòng riêng mỗi ngày. Khi được hướng dẫn, trang bị kỹ năng, ban đầu nhiều em còn lúng túng nhưng sau đó các em đã tự tin hơn rất nhiều. Trải nghiệm hướng nghiệp thì trước hết học sinh phải có thời gian, cơ hội để thực hành, kỹ năng trải nghiệm những hoạt động thực tế thì mới có thể hướng nghiệp được. Thông qua tiết học trải nghiệm, thực hành, học sinh sẽ học được các kỹ năng cơ bản với một thái độ sống tốt để làm nền tảng cho việc học tập, hướng nghiệp sau này”, cô Thủy bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa