Thứ bảy, 24/2/2024, 15h12

Giảng đường cần giảng viên trẻ hay giảng viên nhiều kinh nghiệm?

nhà trưng nơi tôi đang công tác, cách đây không lâu các đng nghip tranh lun khá sôi ni v chuyn thế nào là ging viên tr. Có ngưi cho rng, cơ s đ xác đnh là ging viên tr phi căn c vào tui đi, thông thưng đ tui dao đng t 22-35 (tc là sau khi tt nghip đi hc và chm dt thi k thanh niên).


Theo tác gi, ging đưng đi hc cn nhng ngưi thy hi t nhiu yếu t như kiến thc chuyên môn sâu, phương pháp ging dy sinh đng… (nh minh ha). Ảnh: T.L

Tuy nhiên, một số ý kiến lại không đồng tình và cho rằng, giảng viên trẻ là giảng viên kinh nghiệm tham gia hoạt động giảng dạy chưa nhiều (vài ba năm). Cùng với đó, cũng có ý kiến cho rằng, giảng viên trẻ là giảng viên vừa có tuổi đời còn trẻ và vừa có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều. Trong 3 ý kiến này thì ý kiến thứ 3 được nhiều người chấp nhận hơn. Song, mục đích cuối cùng là hướng đến chất lượng bài giảng, ai là người thầy cần nhất trên giảng đường đại học?

Thực tế, chúng ta đang cần giảng viên trẻ hay giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy? Có người cho rằng, giảng viên trẻ thường sôi nổi, linh hoạt, năng động hơn, tiếp cận được nhiều kiến thức mới, khả năng sử dụng phương tiện dạy học cũng hiện đại và thuần thục hơn. Ý kiến khác cho rằng, cần nhất là giảng viên có kinh nghiệm, bởi theo họ hoạt động sư phạm là hoạt động đặc thù, hành động mang tính chuyên biệt và nghệ thuật nên phải cần những người có thâm niên công tác, hoạt động nhiều năm trong môi trường sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy phong phú, đa dạng. Vì vậy, rất cần những người có kinh nghiệm hơn giảng viên trẻ. Ông bà ta thường nói quả không sai: “Thầy giáo già, con hát trẻ” là vậy. Bởi người thầy lớn tuổi thì thường dạy tốt, có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các tình huống sư phạm. Những người trẻ thường thiếu kinh nghiệm, ta thường nói “trẻ người non dạ” là vậy.

Nhưng sự nghiệp giảng dạy không chỉ đòi hỏi về kinh nghiệm. Thực tế ở giảng đường đại học, chúng ta rất cần những người thầy hội tụ được càng nhiều yếu tố thì càng tốt. Đó là kiến thức chuyên môn sâu, có phương pháp giảng dạy sinh động, có tình yêu và trách nhiệm với nghề nghiệp, có phong cách sư phạm mẫu mực, có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại… Như vậy, những phẩm chất cần thiết của người giảng viên ở giảng đường đại học đòi hỏi phải hội tụ khá nhiều các yếu tố mới đáp ứng được. Và không phải cứ người trẻ là ít kinh nghiệm, quan trọng là người đó có ham học hỏi và tự tu dưỡng bản thân mình hay không. Có không ít trường học, mỗi lần tuyển giảng viên thì tiêu chí thường được đặt ra là kinh nghiệm thực tế của anh (chị) được bao nhiêu chứ không phải là thực tiễn hoạt động giảng dạy của anh (chị) như thế nào. Bởi trong thực tế vẫn có những người chỉ mới ra trường trong thời gian ngắn từ 3-5 năm nhưng được nhiều người học ngưỡng mộ và được đồng nghiệp đánh giá cao, vì họ luôn biết tự nâng cao năng lực bản thân.

Dù sao đi nữa, chúng ta cần nhất là chất lượng dạy học, không kể người đó trẻ hay già, thâm niên ít hay nhiều. Cái cốt lõi nhất là phải làm sao thuyết phục được người học. Điều đó thể hiện trong các phẩm chất, năng lực và phong cách của mỗi cá nhân. Mong rằng với cách nhìn nhận đúng đắn này, sẽ tạo cơ hội cho những người thầy trẻ có năng lực, luôn tâm huyết với nghề, có cơ hội tỏa sáng và đem hết tinh lực truyền lại cho thế hệ sau.

Nguyn Văn Công