Thứ tư, 30/11/2022, 15h59

Học như thế nào bây giờ?

Thi gian làm bài tp và hc bài là mt phn trong đi sng thưng nht ca hc sinh sau khi t trưng v nhà. Mt s em hoàn toàn t ch, mt s khác thì ngưi ln phi h tr hoc áp đt. Thi gian này, gia tr và ngưi ln có nhng phút giây thú v nhưng cũng có th tr nên căng thng, kh s.


Các chuyên gia trao đi vi ph huynh ti bui giao lưu, trò chuyn

Vậy làm thế nào để không vì một bài tập mà giữa cha mẹ và con cái xảy ra những khủng hoảng hay có những lời sỉ nhục, trừng phạt, hù dọa ảnh hưởng đến tinh thần? Đó là vấn đề được đưa ra bàn luận tại buổi giao lưu, trò chuyện “Học thế nào bây giờ” được tổ chức tại Trung tâm giáo dục Seameo Retrac (Q.1, TP.HCM) mới đây.

Ph huynh không nên áp đt tr

Trao đổi với các phụ huynh, tiến sĩ xã hội học giáo dục Nguyễn Khánh Trung cho hay, hiện nay đa số trẻ học ở trường chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng rồi sử dụng kiến thức đó để kiểm tra, thi cử. Khi về nhà, trẻ lại bị cha mẹ bắt học bài, làm bài thầy cô giao. Mỗi ngày, các em đều bị bắt làm những việc cứ lặp đi lặp lại theo ý thầy cô, cha mẹ. Điều này không có ích lợi gì cho trẻ và cả phụ huynh. Thậm chí khiến phụ huynh cảm thấy rất mệt mỏi, còn trẻ bị ám ảnh mỗi khi đến giờ học. “Mỗi trẻ đều có năng lực khác nhau. Thay vì bắt con cứ học bài, làm bài theo khuôn mẫu, cha mẹ có thể tìm hiểu năng lực của con, đồng hành cùng con để hình thành thói quen học tập chủ động thay vì ép buộc. Đặc biệt, phụ huynh phải tạo điều kiện cho con học đúng với sở thích, năng lực của con. Không so sánh con mình với con người khác để trẻ cảm thấy việc học là niềm vui thay vì là nỗi sợ”, ông Trung chia sẻ.

Về cách dạy trẻ học, bà Lê Thị Thùy Dương (Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục Seameo Retrac) cho biết sau mỗi ngày đến trường, phụ huynh nên cho trẻ ôn lại những gì đã học ngày hôm đó. Như vậy, trẻ sẽ nhớ kiến thức đã được học nhanh và sâu hơn. Điều đó không có nghĩa là phụ huynh bắt trẻ phải học thuộc hết những gì thầy cô dạy ngày hôm đó mà chỉ là hệ thống lại kiến thức. Cách này giúp trẻ cảm nhận được việc học bài nhẹ nhàng, khi đến kỳ kiểm tra, thi cử trẻ cũng không phải chịu áp lực vì phải học lại nhiều kiến thức cũ.


Ph huynh cn đng hành vi con trong vic khám phá năng lc, s thích ca con

Một yếu tố nữa mà bà Dương muốn phụ huynh lưu ý đó là phải xây dựng cho trẻ thói quen đúng giờ, tính kỷ luật và chịu trách nhiệm với kết quả mình đạt được. Chẳng hạn, sau giờ ăn cơm, trẻ bắt đầu ngồi vào bàn hệ thống lại kiến thức của ngày hôm đó thì phải thực hiện thường xuyên hàng ngày, không theo kiểu thích thì làm, không thích thì thôi để sang hôm sau. Nếu trẻ không đúng giờ, phụ huynh phải nhắc nhở, phân tích cho trẻ hiểu và hình thành thói quen này. Như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ tạo được cho mình tính chủ động, không cần ai phải nhắc nhở, chỉ dạy.

K năng là điu quan trng nht

Theo tiến sĩ giáo dục học Nguyễn Thị Thu Huyền, kiến thức, kỹ năng và thái độ rất quan trọng đối với một con người. Tuy nhiên, ngày nay thế giới đã hiện đại, nếu bắt chọn 1 trong 3 yếu tố trên thì kỹ năng phải được ưu tiên hàng đầu vì nó quan trọng nhất. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, yếu tố kỹ năng được chú trọng bởi đó cũng là mục đích của giáo dục ngày nay. Một lớp học 40 học sinh, ngồi trong lớp chỉ học những gì mà giáo viên truyền đạt thôi chưa đủ và việc giáo viên dạy đủ bài, đúng chương trình cũng không còn quan trọng nữa. Thay vì bắt trẻ phải thuộc lòng bài học thì hãy dạy cho trẻ cách làm thế nào để nhớ bài học đó. Ai cũng biết, thế giới ngày càng hiện đại, Việt Nam dần tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, kiến thức rất dễ bị lỗi thời. Hôm nay mình tiếp thu kiến thức này, nhưng chỉ trong thời gian ngắn mình phải cập nhật lại kiến thức mới. Có thể minh chứng điều này từ các nghiên cứu khoa học trên thế giới. Người ta không ngừng đưa ra những nghiên cứu mới để áp dụng vào thực tiễn, những nghiên cứu cũ bị bỏ qua vì lỗi thời. Như vậy, chúng ta cứ bắt trẻ học kiến thức trong sách giáo khoa, những gì trên lớp thì tương lai trẻ có thể nhớ hết để ứng dụng được không? Nếu ứng dụng được thì kiến thức đó đã quá cũ. Chúng ta dạy cho trẻ kỹ năng, cách nhớ kiến thức thì lại khác. Khi nói đến một từ khóa nào đó, người không biết có thể lên mạng tra cứu, tìm hiểu hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Hay muốn nhớ thông tin gì đó có thể mở cuốn sổ hay điện thoại ra lưu lại…, đó là kỹ năng. Ngược lại, có kiến thức mà không có kỹ năng thì cũng chẳng giúp ích được gì cho xã hội. “Thay vì phụ huynh bắt con đạt điểm cao, thành tích xuất sắc thì hãy gợi cho con cách giải quyết vấn đề, kỹ năng trong cuộc sống”, bà Huyền nói.


Thay vì bt con hc thuc bài, ph huynh hãy dy con k năng đ ghi nh bài hc

Theo bà Huyền, để con phát triển tốt, phụ huynh phải đồng hành cùng nhà trường. Phụ huynh phải thường tương tác với giáo viên của con để tìm hiểu tình hình học tập của con. Đặc biệt, phụ huynh không vì lý do bận rộn mà phó thác mọi trách nhiệm lên giáo viên, lên nhà trường. Bởi trẻ chỉ ở trường một thời gian nào đó, còn lại về nhà thì cha mẹ chính là những người thầy hướng dẫn các em hình thành những thói quen tốt.

Bàn về yếu tố kỹ năng, ông Nguyễn Khánh Trung cho biết giáo dục cần phải khai phóng. Mục đích của khai phóng là đi đến sự độc lập. Cha mẹ phải làm sao để trẻ sống độc lập, không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai. Với những em học sinh, sinh viên, phải được khai phóng bằng cách chủ động, dám bác bỏ những lý thuyết lỗi thời, chưa phù hợp để đưa lý thuyết của mình vào giúp thế giới phát triển. Để có được điều này, các em phải thường xuyên nuôi dưỡng tư duy bằng cách tự học, tự rèn luyện…

Bài, ảnh: H Trinh