Thứ năm, 21/9/2023, 10h29

Học sinh được trải nghiệm… lớp học Google

Năm hc này, Trưng THPT Th Thiêm (TP.Th Đc) đưa công c tìm kiếm Google vào ging dy cho hc sinh khi 10 và 11. Đây là mt trong nhng đơn v tiên phong, mnh dn đưa công c tìm kiếm Google vào ging dy cho hc sinh ti TP.HCM.


Tiết hc Google nhm trang b k năng s cho hc sinh

Đổi mới trên nằm trong việc đẩy mạnh chuyển đổi số tại trường học được Trường THPT Thủ Thiêm triển khai mạnh mẽ trong năm học này, hướng tới đồng bộ hóa ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản trị trường học, trang bị cho học sinh kỹ năng công dân số.

“Lớp học Google” không giống như lớp học truyền thống. Cụ thể, tại lớp học này, mỗi học sinh được trang bị một laptop, sử dụng tài khoản riêng để đăng nhập vào nền tảng trong giờ học. Còn giáo viên sử dụng bộ học liệu số của Google để hình thành kỹ năng số, năng lực số cho học sinh… Hào hứng trong tiết học đầu tiên, Minh Anh (học sinh lớp 11T5 - lớp vừa có trải nghiệm mới mẻ này) cho biết, Google là nền tảng không xa lạ với bất cứ học sinh nào. Do vậy, việc nhà trường đưa Google vào giảng dạy đã tạo sự tò mò, thích thú cho học sinh. “Trong tiết học đầu tiên, giáo viên hướng dẫn cả lớp tổng quan về kỹ năng cần thiết trong công nghệ 4.0 cũng như giới thiệu về môn học mới. Em hy vọng qua tiết học này, bản thân có thể ứng dụng các kiến thức mới để phục vụ tốt cho việc học, tìm kiếm tài liệu…”, Minh Anh bày tỏ.

Thầy Phan Lâm Hiển (Tổ trưởng Tổ tin học) thông tin, trong tiết học Google, học sinh sẽ học tập trên bộ học liệu của Google, thông qua các dự án, ứng dụng các bộ công cụ để hình thành năng lực sử dụng, hướng đến giúp các em hình thành thói quen tư duy số, cộng tác số. “Tài khoản học trong tiết học Google sẽ được đồng bộ với nhiều ứng dụng học tập khác trong bộ học liệu số của nhà trường, các em có thể tìm kiếm tài liệu, tự học trên nền tảng LMS. Điều đặc biệt là với tài khoản này, giáo viên và nhà trường có thể “kiểm vết” được học sinh trong tiết học, tránh tình trạng học sinh sử dụng máy tính để làm việc riêng trong giờ học”, thầy Hiển cho biết. Trong khi đó, cô Mỹ Duyên (giáo viên dạy kỹ năng số Google) cho hay, nội dung các tiết học trang bị cho học sinh những kỹ năng số ứng dụng học tập trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh sẽ hiểu hơn về các kỹ năng cần thiết trong bối cảnh công nghệ 4.0, học về các nền tảng số trên Google để có thể ứng dụng kiến thức đó vào việc học, hình thành những kỹ năng phục vụ cho việc định hướng nghề nghiệp cũng như công việc sau này.

Đy mnh chuyn đi s trong nhà trưng

Theo thầy Nguyễn Phúc Huy Tùng (Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm), việc đưa Google vào giảng dạy cho học sinh khối 10 và 11 hiện nay nằm trong lộ trình đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy học và quản trị của nhà trường trong năm học này, hướng tới trang bị cho học sinh kỹ năng số. Theo đó, học sinh học 1 tuần 2 tiết, giáo viên đứng lớp đều được tập huấn, có chứng chỉ giảng dạy của Google. “Để đưa Google vào giảng dạy, nhà trường đã cải tạo 2 phòng chứa đồ để tạo thành phòng học, với tổng số 88 máy tính bảng kết nối mạng. Trước đó, nhà trường đã trao đổi thẳng thắn với phụ huynh, đặc biệt là phụ huynh khối 10 để phụ huynh nắm thông tin, đồng thuận, lựa chọn. Hiện 100% học sinh khối 10 và 11 của trường đang học tin học tự chọn Most hoặc Google”, thầy Tùng cho biết.


Hc sinh Trưng THPT Th Thiêm tri nghim “lp hc Google”

Đặc biệt, theo thầy Tùng, khi học sinh được trang bị kỹ năng số thì chính giáo viên cũng phải được trang bị năng lực số để có thể thích ứng, giúp thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số của thầy cô. Không chỉ học sinh khối 10 và 11 học Google, mà tất cả học sinh và giáo viên trong trường đều được cung cấp tài khoản riêng để phục vụ việc học tập, giảng dạy, từ đó giúp công tác quản trị nhà trường được dễ dàng, thuận lợi. Tới đây, nhà trường sẽ tập huấn cho giáo viên kỹ năng số theo chuẩn Google để thầy cô thiết kế các tiết học trên nền tảng công nghệ một cách nhẹ nhàng nhất, giảm tải công việc, dễ dàng quản lý tiết học, hướng tới ứng dụng CNTT vào dạy và học một cách đồng bộ. “Trong ứng dụng CNTT dạy và học, việc mang thiết bị đến trường hiện vẫn khiến phụ huynh và giáo viên lo lắng, sợ học sinh sẽ sử dụng thiết bị đó để làm việc riêng. Với các phòng học Google, thiết bị đã được đồng bộ hóa với hệ thống quản trị của nhà trường, do đó sẽ đảm bảo rằng trải nghiệm trong giờ học với thiết bị của học sinh là trải nghiệm xuyên suốt”, thầy Tùng cho biết thêm.

Hc sinh cn thiết phi có k năng s

Theo ông Đỗ Trần Bình Minh (Tổng Giám đốc AI Education), trong bối cảnh công nghệ 4.0, hiện nay ở nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành kinh tế số đòi hỏi rất cao về kỹ năng hợp tác số, năng lực số, cộng tác số. Như vậy, tại trường THPT, học sinh phải được trang bị các kỹ năng này từ sớm với sự hỗ trợ định hướng của giáo viên, sẽ giúp các em thuận lợi trong việc học, việc lựa chọn định hướng nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, hiện nay việc dạy học với công nghệ số trong trường học vẫn còn khá rời rạc, thiếu sự đồng bộ. Nhiều trường có ứng dụng CNTT trong dạy và học, có cho học sinh mang thiết bị đến trường song nhà trường và giáo viên lại rất khó kiểm soát được học sinh sử dụng thiết bị đó như thế nào. “Nhiều nước trên thế giới như Singapore, Indonesia cũng đã bắt đầu dạy Google cho học sinh từ cách đây vài năm, hướng tới trang bị cho học sinh kỹ năng số. Đặc biệt, mục tiêu mà các quốc gia này hướng tới là bài toán mang thiết bị đến trường học. Hiện nay, học sinh những quốc gia này đã có thể học bằng thiết bị ở trường một cách hệ thống, nhà trường và giáo viên đều có thể quản lý, giám sát việc học trên thiết bị của học sinh ở trường”, ông Minh nói.

ThS. Thái Chương (Trung tâm Dữ liệu, ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận, hiện nay học sinh có thể sử dụng tốt nhiều ứng dụng CNTT song về kỹ năng số thì vẫn hạn chế, do trong quá trình học ở nhà trường, các em chưa được chú trọng trang bị hình thành các kỹ năng này. “Nhiều sinh viên có thể sử dụng các ứng dụng CNTT rất giỏi nhưng kỹ năng số thì rất yếu, thậm chí chưa viết nổi một email, viết email với phong cách nhắn tin. Điều này cho thấy các em còn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ, thiếu những kỹ năng mềm ngay từ trường phổ thông”, ThS. Chương cho biết.

Bài, ảnh: Yến Hoa