Thứ năm, 23/11/2023, 15h24

Không thể để hiện tượng “bắt nạt” tồn tại trong giáo dục

Hin tưng “bt nt” trong giáo dc - không ch trên lp hc mà còn nhiu nơi khác, nhiu hot đng khác ca giáo dc - không phi gn đây mi xut hin, nhưng bây gi đưc nói đến nhiu hơn, mt phn vì s xut hin khá dày; phn khác, đó là biu hin thiếu tính giáo dc, cn phi trit đ khc phc.


Theo tác gi, bt k s “bt nt” nào trong trưng hc cũng là điu không tt (nh minh ha). Ảnh: Đ.Yến

Theo đó, các biểu hiện “bắt nạt” thường thấy là: Thứ nhất, giáo viên “bắt nạt” học sinh bằng lời nói, hành động, thái độ; giáo viên dùng quyền uy để gây ra sự áp chế, đè nén học sinh, buộc các em phải nghe theo, làm theo, dù hợp lý hay không, và không cho học sinh được nêu ý kiến. Những lời mắng mỏ có tính sỉ nhục, sự phê bình không xác đáng… là hình thức “bắt nạt” rõ nét. Thứ hai, cán sự lớp “bắt nạt” bạn bằng việc kiểm tra, khảo bài, nhắc nhở các hoạt động… Dưới danh nghĩa truyền đạt ý kiến, yêu cầu của giáo viên, không ít thành viên ban cán sự lớp có thái độ, lời nói, hành động có tính cưỡng bức bạn cùng lớp, có khi vượt qua yêu cầu của giáo viên. Thứ ba, phụ huynh “bắt nạt” học sinh. Trong một số trường hợp, vì sự “va chạm” giữa các học sinh hoặc không chấp nhận sự phân xử của nhà trường về các mâu thuẫn của học sinh, phụ huynh có thái độ, hành động không phù hợp với học sinh (mắng chửi, đe dọa, đánh đập…). Thứ tư, học sinh “bắt nạt” học sinh. Hiện tượng này hiện nay khá phổ biến, với việc hình thành các nhóm để “xử” học sinh không thuộc nhóm mình có mâu thuẫn hoặc bất hòa; hoặc việc “xử” đó chỉ để ra uy, thể hiện quyền lực, chứ không nhằm giải quyết các mâu thuẫn. Hay việc học sinh khỏe hơn, gia đình có thế lực hơn… có thể ăn hiếp bạn học yếu thế hơn. Thứ năm, các thành phần xấu “bắt nạt” học sinh. Bên ngoài trường học, đôi lúc xuất hiện những thành phần tiêu cực gây sự đánh học sinh, trấn lột hoặc cưỡng đoạt tài sản của học sinh, hoặc chỉ đơn giản là sự trêu đùa không phù hợp, cũng có thể gây sự hoang mang, sợ hãi cho học sinh.

Các biểu hiện “bắt nạt” đó thể hiện ở những mức độ khác nhau nhưng có mặt tại hầu hết trường học. Có lẽ không hiệu trưởng nhà trường nào khẳng định chắc chắn rằng ở trường mình hoàn toàn không có hiện tượng “bắt nạt”, cũng như không có giáo viên nào cam đoan ở lớp mình không có tình trạng “bắt nạt”. Và có lẽ cũng không phụ huynh nào dám chắc là con mình không bị “bắt nạt” trên lớp hoặc chưa từng bị ảnh hưởng của sự “bắt nạt” nào đó. Gần như sự “bắt nạt” nào cũng thể hiện một sự không bình đẳng, công bằng; điều đó diễn ra trong nhà trường lại càng không phù hợp. Nếu đối tượng chịu ảnh hưởng của sự “bắt nạt” đó là học sinh thì hậu quả có thể nặng nề, dai dẳng không phải chỉ trong thời gian ngắn. Phải xác định ngay rằng trường học phải thực sự là môi trường thân thiện, tiến bộ. Bất kỳ sự “bắt nạt” nào cũng là điều không tốt, là một biểu hiện của sự bất ổn về mặt đạo đức học đường. Do đó, các hành vi bạo lực, làm nhục, hoặc các biểu hiện phân biệt đối xử, bất công cũng phải hết sức tránh xuất hiện ở đây. Không chỉ vậy, về mặt quan điểm giáo dục, trước đây là áp đặt, một chiều thì hiện nay phải là trao đổi trên tinh thần gợi mở cho người học tự tích lũy, tự tiếp thu, người học là trung tâm. Một học sinh không bị ảnh hưởng, hấp thu bởi bạo lực (dù tinh thần hay thể chất) thì mới có thể trở thành người biết kiềm chế sử dụng bạo lực khi trưởng thành. Một xã hội tiến bộ, nhân văn, hạn chế xuống cấp đạo đức phải gồm nhiều con người như thế. Và mọi thứ bắt đầu từ nhà trường, phải bắt đầu ngay hôm nay!

Nguyn Minh Tâm