Thứ hai, 10/8/2020, 17h04

Môn tiếng Anh: Sẽ không có “mưa điểm 10”


Phổ điểm môn ti
ếng Anh dự đoán sẽ dao động quanh điểm 5

Nhìn nhận ở góc độ giáo viên, thầy Đặng Thanh Huân (giáo viên tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Du, Q.10) cho hay, đánh giá một cách cơ bản thì đề thi chính thức mức độ “khó” nhỉnh hơn một chút so với đề minh họa lần 2 của Bộ GD-ĐT đã công bố. Tuy nhiên, mức độ kiến thức trong đề thi vẫn đảm bảo được mục tiêu cốt lõi là xét tốt nghiệp, và vẫn đảm bảo được việc các trường ĐH sử dụng làm kênh để tuyển sinh.

Về mặt nội dung, đề thi bám khá sát chương trình, SGK lớp 12 và nội dung tinh giản theo quy định. Về mặt cấu trúc, ma trận đề, đề thi bám rất sát so với đề minh họa. Thậm chí bám sát cả về nội dung, từng chủ điểm ngữ pháp so với đề minh họa, do đó hoàn toàn quen thuộc, không tạo bất ngờ cho thí sinh. “Nếu giáo viên dạy và học sinh ôn bám sát theo đề minh họa thì các em hoàn toàn tự tin là hoàn thành tốt các phần kiến thức này”.

Mặc dù vậy, thầy Huân cũng cho biết, tính phân hóa trong đề thi khá tốt. Đề cũng vẫn cho một số từ vựng mới và khó. Từ 2-4 câu kể cả từ vựng phần đọc hiểu. Về phần dọc hiểu, các dạng câu hỏi đọc hiểu khá giống đề minh họa. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện một số câu khó trong phần này (từ 1-3 câu)- đây chính là yếu tố chính để phân hóa thí sinh. “Tuy nhiên, vì đề thi được trích từ các đề thi gốc khác nhau nên có sự chênh lệch độ khó của phần đọc hiểu và điền khuyết, có khả năng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của thí sinh”.

Từ những phân tích trên, thầy Huân khẳng định, với mức độ kiến thức trong đề, học sinh có học lực trung bình trở lên thì có sẽ dễ dàng đạt được điểm 5 nếu trong quá trình học tập, ôn luyện bám sát đề minh họa. Tuy nhiên, sẽ không có mưa điểm 10. Phổ điểm dự đoán sẽ dao động khoảng gần điểm 5 và trên điểm 5 một chút.

Yến Hoa (ghi)