Thứ ba, 11/6/2024, 16h07

Nhà giáo Nguyễn Thanh Mai: Đưa di sản áo dài lên bục giảng cho học sinh phổ thông

Năm 2023, ThS. Nguyn Thanh Mai - thành viên Hi đng qun tr, Hiu trưng Trưng TH, THCS, THPT Vit M (VASS) đăng quang ngôi v Á khôi I cuc thi Hoa khôi Áo dài Vit Nam qua nh; năm 2024 ch tiếp tc s mnh qung bá di sn áo dài Vit Nam vi vai trò Đi s cho cuc thi Hoa khôi Áo dài Vit Nam qua nh 2024.

Đối với chị, hiện nay áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là “Di sản phi vật thể của thế giới”. Vì vậy hành trình đưa chiếc áo dài về miền di sản văn hóa đặc sắc của người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ, là giới trẻ học sinh, sinh viên đã mang lại những giá trị tích cực, mang lại những ý nghĩa trọn vẹn từ bao đời nay.

+ Có l tình yêu v chiếc áo dài thưt tha trong ch vn còn nguyên vn trong hành trình khá dài đ chinh phc danh hiu Á khôi I cuc thi Hoa khôi Áo dài Vit Nam qua nh?

- Tôi là một người có đam mê áo dài Việt Nam từ bé. Chính vì vậy, tôi luôn hạnh phúc khi ký ức tuổi học trò là những ngày mặc áo dài trắng thướt tha đến trường, đến lớp. Cũng vì đam mê áo dài và theo nghiệp truyền thống gia đình “nam y - nữ giáo” với nghề “gõ đầu trẻ”. Cái nghề mà mỗi ngày tôi được diện trên mình bộ quốc phục từ những mẫu hoa văn, áo dài màu trơn nhẹ nhàng cùng niềm hạnh phúc đứng trên bục giảng truyền thụ kiến thức cho các em học sinh. Thế rồi, hôm nay, với cương vị của một nhà quản lý giáo dục, tôi vẫn không quên khoe chiếc áo dài cùng niềm đam mê bất tận tại những buổi lễ, những chuyến đi công tác nước ngoài để giới thiệu đến bạn bè quốc tế về di sản văn hóa của đất nước tôi. Đó cũng là niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam trung hậu, can đảm, mạnh mẽ, bất khuất nhưng luôn dịu dàng, mềm mại và thướt tha mỗi khi được khoác trên mình chiếc áo dài mà bạn bè năm châu vô cùng yêu mến.

Chính những điều ấy đã thôi thúc tôi thể hiện tình yêu áo dài bằng những chuyến hành trình quảng bá áo dài đến mọi người, đến thế giới trong suốt những tháng qua cùng sự đồng hành của chương trình Hương sắc Việt tại TP.HCM và thủ đô Hà Nội, các chương trình lan tỏa cuộc thi Hoa khôi Áo dài qua ảnh 2024 và hình ảnh chiếc áo dài của các cô giáo, của các em học sinh mặc trong các chương trình lễ hội xuân, các phiên chợ Tết… mà tôi đã tổ chức thành công tại trường mình. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng tà áo dài Việt đến muôn nơi để lan tỏa những hình ảnh đẹp về văn hóa đất nước Việt Nam, về những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

+ Có phi chính vì v đp thưt tha, thùy m nhưng cũng vô cùng mnh m, quyến rũ ca chiếc áo dài Vit Nam đã thôi thúc n nhà giáo mong mun bn bè năm châu biết đến mt trong nhng di sn văn hóa đc sc ca Vit Nam (áo dài - PV) ra thế gii đ đưc tôn vinh, gìn gi và lan ta?

- Đối với tôi, vẻ đẹp thướt tha vốn có của chiếc áo dài không chỉ tôn vinh hình thể vẻ đẹp, trong đó còn chứa đựng những phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi khi bản thân tôi hay bất cứ ai khoác lên mình chiếc áo dài, chắc hẳn tinh thần tự hào sẽ lan tỏa trong mỗi người dân Việt Nam, trỗi dậy tình yêu quê hương và đất nước. Mặc áo dài nơi xa xứ luôn làm cho người mặc nhớ về cội nguồn dân tộc, mong được trở về với quê hương và được sử dụng tiếng mẹ đẻ, để nhìn ngắm non sông Việt ngày càng tươi đẹp. Có thể nói rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia thân thiện, văn hóa đa bản sắc và quốc phục luôn là sự lựa chọn của mọi người dân, mọi lứa tuổi. Đi trên đường, bạn thấy bạn bè quốc tế với trang phục áo dài Việt, với chiếc nón lá giản đơn, bạn sẽ rất hạnh phúc bởi thế giới luôn đón nhận và trân trọng giá trị văn hóa Việt.

+ Vi nhiu ngã r trong cuc đi, nhưng nhà giáo Nguyn Thanh Mai vn tâm huyết đã chn và dành trn cho s nghip giáo dc. Có phi đây là thi đim đ ch đúc kết hành trình đưa chiếc “áo dài” v min di sn văn hóa đc sc thành mt giáo trình vào ging dy cho hc sinh ph thông trong nưc và quc tế, đ thế h tr tiếp tc tiếp ni san s, lan ta?

- Hiện nay, áo dài Việt Nam đã được UNESCO công nhận là “Di sản phi vật thể của thế giới”, được biết đến trong nhiều tác phẩm thơ ca như “Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi!”. Đối với tôi, hành trình đưa chiếc áo dài về miền di sản văn hóa, người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam đã mang lại những giá trị tích cực, mang lại những ý nghĩa trọn vẹn từ bao đời nay. Tôi không đúc kết thành giáo trình để giảng dạy mà là những bài học từ các chương trình do tôi thiết kế và xây dựng. Đơn giản, đó là những bài học thực tế cuộc sống từ những chuyến tham quan Bảo tàng Áo dài, tổ chức cho các em học sinh vẽ, thiết kế áo dài theo chủ đề, mặc áo dài vào các dịp lễ hội trong nước và quốc tế, tổ chức các cuộc thi cho các em học sinh có cơ hội giao lưu, học tập lẫn nhau, là những bài học cho sự tìm tòi, nghiên cứu…

Hơn thế nữa, cốt lõi của những chuyến hành trình lan tỏa hình ảnh chiếc áo dài, những giá trị tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam…, ở đây tôi luôn giáo dục học trò của mình về tình yêu quê hương, tinh thần tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa đặc sắc của cha ông để lại và phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội, là những công dân toàn cầu sánh ngang với các cường quốc năm châu mà mỗi khi nhắc đến hai tiếng “Việt Nam”, thế giới phải kính nể và thán phục. Có thể nói rằng, tình yêu áo dài không chỉ đơn giản bởi nó đẹp, nó thướt tha, tôn dáng mà nó chứa đựng hồn dân tộc, chứa đựng những ý nghĩa giáo dục của một đất nước nhỏ bé nhưng tinh thần yêu nước, giữ nước luôn to lớn, là những gì mà những nhà giáo chúng tôi luôn hướng đến học sinh của mình cùng niềm tự hào những giá trị cha ông ta đã gây dựng và bảo vệ hàng ngàn năm qua.

+ Xin cm ơn nhà giáo Nguyn Thanh Mai!

Phương Lam (thc hin)