Thứ năm, 11/5/2023, 14h11

Những lý do đưa dạy thêm, học thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh

B GD-ĐT cho biết s tiếp tc tham mưu Chính ph đ xut Quc hi đưa hot đng dy thêm, hc thêm vào danh mc ngành ngh kinh doanh có điu kin; đng thi nghiên cu, sa đi, b sung quy đnh v qun lý hot đng dy thêm, hc thêm.


Theo tác gi, nên đưa hot đng dy thêm, hc thêm vào danh mc ngành ngh kinh doanh có điu kin (nh minh ha)

Tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất của Bộ GD-ĐT về việc cho phép giáo viên dạy thêm và coi đây là một ngành kinh doanh có điều kiện. Quan điểm này của tôi xuất phát từ những lý do sau đây:

Thứ nhất, nhu cầu học thêm, dạy thêm là nhu cầu chính đáng của cả người học và người dạy, rộng ra nó là nhu cầu của xã hội. Nhu cầu này xuất phát từ truyền thống hiếu học của người dân Việt Nam, nó xuất phát từ sự ham học hỏi, sự mong muốn trau dồi thêm nhiều nữa những kỹ năng và cải thiện thành tích học tập. Trên hết, nó đáp ứng lòng kỳ vọng của gia đình cũng là đúng mục tiêu đã định.

Thứ hai, đối với giáo viên, hiện nay công tác tuyển dụng trong ngành sư phạm đã không còn xét đến nơi cư trú nên hầu hết sinh viên mới ra trường đổ về các thành phố lớn để tìm việc. Người thì được vào biên chế, người thì dạy tư thục..., nói chung đa phần là phải thuê nhà ở trọ, trong đó, còn biết bao chi phí cho một tháng như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, xăng, thuốc men, ma chay, hiếu hỉ, học vấn, đỡ đần cha mẹ... Gánh nặng mưu sinh tất-tần-tật đè lên đồng lương quá ít ỏi thì lấy đâu mà sinh sống. Nếu bản thân giáo viên không làm thêm thì khó mà tồn tại được với nghề.

Thứ ba, nghề giáo đã được đào tạo bài bản ở các trường đại học chính danh. Nghĩa là thầy cô đủ năng lực để dạy học, có hạnh phúc nào bằng nếu sống và làm việc đúng nghề được đào tạo. Cũng giống mọi ngành nghề khác trong xã hội như ngành luật, ngành y, ngành xây dựng... được mở văn phòng luật, phòng khám, công ty xây dựng... nên người giáo viên cũng có quyền được dạy thêm theo yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, phải có các biện pháp chế tài, thậm chí áp dụng các hình thức kỷ luật bằng luật pháp nếu xảy ra sai phạm. Bác sĩ làm tổn thương khách hàng phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật sư nếu uy hiếp khách hàng, cố tình làm lộ thông tin khách hàng vẫn phải bị pháp luật trừng trị. Các công trình xây dựng nếu có sự cố gãy, sập... thì hàng tá người bị đi tù. Vậy, giáo viên dạy thêm mà vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lộ đề, ép buộc, dọa nạt hoặc có những hành vi sai trái với người học thì cũng bị truy cứu trách nhiệm từ dân sự đến hình sự.

Thứ tư, chúng ta lâu nay có quan điểm cái gì quản không được là chuyển sang cấm, hoặc cái gì mà phụ huynh la lên là cấm. Thực tế, có một vài thầy cô trái khoáy trong đối xử với học sinh về đề kiểm tra, sự lạnh lùng, cáu gắt, hù dọa, mục đích để “lùa” các em đi học thêm (việc này nên xử người đứng đầu vì để tồn tại cái rất tệ hại trong nhà trường văn minh, hạnh phúc). Hầu hết thầy cô rất có năng lực, dạy giỏi, truyền trao kiến thức hay, kỹ năng nghề nghiệp tuyệt vời. Nhu cầu học sinh đi theo để học hỏi đông và thầy cô có uy tín lớn. Do vậy, đừng “quơ đũa cả nắm”, hãy để những thầy cô có đạo đức, có chuyên môn được sống bằng nghề cao quý của họ.


Tôi đ
 xut, nên cho thy cô dy thêm ngoài gi ti trưng, có rt nhiu cái li, trong đó ch yếu là cơ s vt cht và môi trưng dy hc tt. Lãnh đo nhà trưng trc tiếp qun lý chuyên môn, thu chi. Nhà trưng và thy cô thc hin đy đ chc năng đóng thuế, duy tu bo dưng cơ s vt cht...

Thứ năm, hiện tại chỉ có một số thầy cô ra trung tâm dạy hợp pháp. Tuy nhiên, dạy rất vất vả nhưng lương cũng chẳng có bao nhiêu. Do giám đốc trung tâm phải thuê mặt bằng đắt đỏ, nào là thuế phí nên trả tiền tiết dạy cho thầy cô có giới hạn. Nhưng có một điều cần lưu ý là hầu hết các trung tâm dạy thêm này vẫn chưa quan tâm sâu sát đến công tác phòng cháy chữa cháy, cũng do chưa có sự cố cháy trung tâm dạy thêm nào nên còn là ẩn số về kiểm tra giám sát đối với trách nhiệm của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Thứ sáu, dạy thêm là một hình thức trau dồi chuyên môn cho cả người học và người dạy. Sẽ tệ hại nếu thầy cô thiếu đầu tư chuyên môn mà lo bán hàng online, chạy xe ôm công nghệ, bồi bàn, trông giữ trẻ, nhận gia công đồ ở nhà, bán thức ăn nước uống... Và sẽ lại càng đau lòng hơn nếu học sinh dùng thời gian rảnh để la cà quán xá, tụm năm tụm ba và lao vào những tệ nạn xã hội như nghiện game, chất cấm... Thay vào đó, học thêm để tăng kiến thức, có môi trường sinh hoạt an lành. Phụ huynh có đủ thời giờ nơi công sở hay nơi làm việc. Tiện cả đôi đường.

Tôi đề xuất, nên cho thầy cô dạy thêm ngoài giờ tại trường, có rất nhiều cái lợi, trong đó chủ yếu là cơ sở vật chất và môi trường dạy học tốt. Lãnh đạo nhà trường trực tiếp quản lý chuyên môn, thu chi. Nhà trường và thầy cô thực hiện đầy đủ chức năng đóng thuế, duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất. Phụ huynh sẽ giảm được phần học phí, do không phải gánh tiền thuê mặt bằng nên giáo viên sẽ định mức giá phù hợp. Nhà trường có phúc lợi để cải tạo hoạt động giáo dục cho thầy cô.

ThS. Hunh Thanh Phú
(Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1, TP.HCM)