Thứ sáu, 1/12/2023, 15h31

Phát triển năng lực từ dự án dạy học

Dy hc phát trin năng lc đưc coi là cú hích ln đi mi nn giáo dc Vit Nam. Nếu trưc đây nhà trưng chú trng ni dung dy hc đ tr li cho câu hi: “Hc sinh đến lp s đưc tiếp thu nhng gì v khi lưng kiến thc?”, thì hin nay câu hi phi là: “Thông qua bài ging, hc sinh s làm đưc nhng gì?” đ tiếp cn tri thc nhân loi. 


Các hot đng ca hc sinh trong bui báo cáo d án “Dòng chy văn hc”

Những chuyên đề, dự án mà các trường THPT thực hiện trong thời gian gần đây đều không ngoài mục đích đó. Đây cũng là nét đổi mới trong phương pháp dạy học của giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tôn (Q.7, TP.HCM). Mới đây, Tổ ngữ văn Trường THPT Lê Thánh Tôn đã tổ chức báo cáo dự án dạy học phát triển năng lực mang tên “Dòng chảy văn học” cho học sinh khối 10 và 11.

Nn tng xây dng các năng lc   

Thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, dự án “Dòng chảy văn học” do thầy Hà Văn Vụ và cô Nguyễn Thị Thanh Hoa thực hiện trong một thời gian dài đã giúp học sinh khối 10 và 11 nâng cao phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ với mục tiêu đọc hiểu nội dung tường minh và hàm ẩn của các loại văn bản với mức độ khó hơn; đọc hiểu với yêu cầu phát triển tư duy phản biện; hình thành năng lực đọc độc lập, viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận; nói và nghe linh hoạt, có thái độ phù hợp trong tranh luận. Nếu trước đây việc truyền thụ kiến thức chỉ theo một chiều được thực hiện ngay trên bục giảng thì dự án dạy học phát triển năng lực đã có sự tương tác giữa người dạy và người học trong một thời gian dài với kế hoạch đã được vạch sẵn từ khi dự án mới phôi thai. Nhờ sự tương tác chủ động đó mà thầy cô đã phát huy được thế mạnh tiềm tàng sẵn có của học sinh, đó là năng lực tự chủ và tự học. Khi được trang bị năng lực tự chủ, các em không còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức và quan trọng hơn là việc học đã mang tính tự giác cao, không cần sức ép bên ngoài từ giáo viên, phụ huynh hay nhà trường. Dự án cũng chính là môi trường tốt nhất để học sinh mở rộng năng lực giao tiếp và hợp tác. Không còn hoạt động đơn lẻ, các nhóm đã biết bắt tay nhau cùng thực hiện, cùng trao đổi và đánh giá sản phẩm. Bước cao hơn là các em còn được trang bị thêm năng lực giải quyết vấn đề và hướng đến những chân trời sáng tạo. Không còn nhờ vả, phụ thuộc thầy cô và bạn bè, mỗi em đã trở thành “người trong cuộc” biết đảm đương sứ mệnh học tập của mình để gỡ rối từng khó khăn và vướng mắc. “Cái khó ló cái khôn”, thông qua thực hiện dự án, học sinh mở ra những lối đi mới sáng tạo, nhanh gọn không phải giậm chân tại chỗ và có sức ì như trước đây. Đơn cử, khi vẽ một bức tranh theo dòng dân gian, để có thêm độ chính xác, các nhóm phải tự tìm hiểu thêm đặc trưng thể loại, chất liệu tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Truồi... Đó cũng là cách để các em tự thiết kế được ngai vua, áo mão mô phỏng thời trung đại ở độ chính xác cao nhất.

Khi thực hiện nhiệm vụ giới thiệu, đánh giá một truyện kể, học sinh phải tự thân vận động như trau dồi ngôn ngữ, lựa chọn cách diễn thuyết phù hợp, dùng từ ngữ chính xác, nói năng trôi chảy, lưu loát. Tất cả tạo nên nền móng phát triển năng lực ngôn ngữ với các kỹ năng thuần thục đọc, viết, nói, nghe. Kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học từ đây càng thêm vững chãi. Nếu đọc sách, kể chuyện giúp học sinh phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic thì khi tham gia sắm vai trong chương trình sân khấu hóa, trích đoạn tác phẩm, các em lại được hít thở thật sự trong môi trường văn chương, sống với cuộc đời của nhân vật. Qua trích đoạn “Vụ án Lệ chi viên” của tác giả Vi Huyền Đắc, các em sẽ nhớ mãi câu chuyện đầy bi kịch và nước mắt của Ức Trai Nguyễn Trãi cũng như khó có thể quên được tính cách của các nhân vật: Thị Lộ, Ngọc Anh, Ngọc Giao..., dù mai sau đã rời ghế nhà trường. 

Hc làm ngưi t văn chương

Dự án “Dòng chảy văn học” còn hướng tới mục đích hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu về tinh thần yêu nước, lòng nhân ái, trung thực, chăm chỉ; đặc biệt bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính. Đại diện các trường trong cụm chuyên môn tham dự buổi báo cáo dự án đánh giá cao kế hoạch cũng như nội dung thực hiện đảm bảo tính khoa học, phù hợp đối tượng nhận thức, bám sát mục tiêu và đem lại hứng thú cho học sinh yêu thích bộ môn. Dự án thật sự thu hút học sinh thông qua sản phẩm do các nhóm thực hiện từ 5 Rubric (công cụ đánh giá chỉ rõ các tiêu chí đạt được trên tất cả các nhiệm vụ, từ nhiệm vụ bằng văn bản đến nhiệm vụ bằng miệng và nhiệm vụ trực quan) như hát Rap tiếp nhận thơ ca, phóng tác mô hình trung đại, múa võ hào khí trung đại; vẽ các dòng tranh dân gian; thiết kế thời trang, vật dụng cổ trang; đặc biệt là các tiết mục dân ca điệu lý 3 miền, sân khấu hóa các trích đoạn: Vụ án Lệ chi viên, Bài ca đất phương Nam... do thầy trò tự biên, tự diễn. Đây cũng là cơ hội hiếm có để người học và người dạy hiểu nhau hơn trong cách làm việc.

Giáo viên trong khi thực hiện dễ phát hiện ra những điểm yếu của từng cá nhân và khám phá ra được từng mặt mạnh, sở trường của mỗi học sinh để tiếp tục đồng hành với nhau trên con đường tiếp cận tri thức đang chờ phía trước. Dự án dạy học phát triển năng lực thực sự là ngôi nhà chung mở ra rất nhiều cánh cửa sáng tạo để thầy và trò có cơ hội thử sức mình, biết đương đầu với những thiếu thốn về kinh phí, nhân sự, thời gian để hợp sức vạch ra từng kế hoạch cụ thể. Đây không chỉ là bài học trong sách vở, trên ghế nhà trường mà còn là bài học ươm mầm cho cuộc sống, cho cả tương lai đang chờ đón các em ở phía trước để mai sau trở thành con người biết làm chủ bản thân và làm chủ cuộc đời dù phải đi qua ghềnh thác hiểm trở. Hơn thế nữa, dự án “Dòng chảy văn học” cũng là một cách tiếp cận thiết thực nhất Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đang triển khai tới lớp 11, giúp cho phương pháp giảng dạy bộ môn phù hợp đối tượng và chương trình mới trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Phan Ngc Quang