Thứ ba, 7/4/2020, 21h09

Phòng bệnh phải đi trước chữa bệnh

Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Thin Nhân đã nhn mnh điu này ti bui hp trc tuyến v công tác phòng chng dch trên đa bàn, do Ban Ch đo phòng chng dch Covid-19 TP.HCM t chc chiu 6-4.

Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Thin Nhân phát biu ch đo ti cuc hp phòng chng dch Covid-19 chiu 6-4 (hình do Trung tâm Báo chí cung cp)

Nói về lý do tại sao Việt Nam giữ được kết quả như hiện nay với hơn 200 người nhiễm, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tình hình dịch bệnh ở mỗi nước luôn có sự biến động. Chẳng hạn Nhật Bản, giai đoạn đầu có số ca nhiễm và tử vong rất ít nhưng 2 tuần gần đây, số ca nhiễm và tử vong lại tăng cao. Tại Hàn Quốc, ở giai đoạn đầu số ca nhiễm và tử vong tăng nhưng hiện nay đã chuyển sang giai đoạn mới, số người được điều trị lại giảm dần. Còn tại Mỹ, ngày 3-3 có 100 người nhiễm, đến ngày 31-3 có 163.000 người nhiễm. Tốc độ tăng nhanh vì nước Mỹ không coi việc phòng bệnh là quyết định mà hướng tới chữa bệnh là quyết định.

Ông Nhân cũng cho biết thêm, độ an toàn của nước ta rất là cao, bình quân 1 triệu dân chỉ có 2,4 người nhiễm. Trong khi đó, Nhật Bản có 25 người, Brazil là 54 người, Mỹ hơn 700 người, Pháp 900 người, Đức 1.000 người, Tây Ban Nha 2.400 người. Và nhiều nước trên thế giới, 100% tỉnh trên cả nước có ca mắc bệnh thì tại Việt Nam chỉ có 25/63 tỉnh ghi nhận có ca nhiễm, chiếm 40%.

“Như vậy, nguy cơ tự lây bệnh tại Việt Nam rất thấp. Để có được kết quả này là nhờ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn sớm dịch bệnh từ những ngày đầu. Đồng thời, thực hiện tốt giải pháp “phòng bệnh đi trước chữa bệnh”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận.

Nói về công tác phòng, chống dịch bệnh tại TP.HCM, người đứng đầu Thành ủy đánh giá cao Ban Chỉ đạo, các quận huyện thời gian qua đã nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần mang lại kết quả tốt cho TP.

Khả năng cách ly của TP đã sẵn sàng 12.600 chỗ, hiện còn dư 8.400 chỗ, tức 66% năng lực cách ly tập trung không dùng đến nên độ an toàn rất lớn. Dự kiến triển khai giai đoạn 2 thêm 12.000 giường cách ly nữa là chưa cần thiết. Người nước ngoài về Việt Nam cũng giảm nhiều.

Mặt khác, các năng lực chữa bệnh cho người nhiễm cũng sẵn sàng 2.300 giường với đầy đủ các phương tiện, tuy nhiên hiện chỉ có 31 người đang điều trị/1.000 giường bệnh sử dụng. Như vậy không tới 5% số giường bệnh đang sử dụng, còn đến 95% giường chưa sử dụng. Nếu theo dõi các nước châu Âu hoặc nước Mỹ thì số giường điều trị nhiều nơi đang quá tải nhưng chúng ta thì đang ngược lại. Có được kết quả này là nhờ sự chủ động của chúng ta trong thời gian qua.

Bí thư Nhân cũng đánh giá tuần vừa qua, các quận huyện làm được nhiều việc có ý nghĩa. Đã ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) giám sát đám đông để giải quyết kịp thời nếu có tụ tập. Tăng cường xét nghiệm nhanh để sàng lọc đối tượng có nguy cơ cao và kết luận trong việc xử lý các trường hợp ra khỏi cơ sở cách ly. Các quận huyện, phường xã cũng đã ký kết, yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn về dịch. Và TP đã ban hành kịp thời bộ tiêu chí về đánh giá rủi ro lây nhiễm bệnh của các cơ sở, doanh nghiệp…

“Trên tinh thần này, Ban Chỉ đạo TP, các quận huyện tiếp tục triển khai tốt những việc đã làm. Có thể 1 tuần, 2 tuần bổ sung thêm một số biện pháp. Thực hiện với tinh thần “phòng bệnh, phòng dịch là hàng đầu”, từ đó rà soát kỹ những người có nguy cơ cao, hạn chế xâm nhập bên ngoài, yêu cầu đeo khẩu trang cho tốt, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách thì chắc chắn chúng ta duy trì được kết quả này”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói.

Riêng việc ký kết, yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo an toàn về phòng chống dịch, Bí thư yêu cầu nơi nào đã ký rồi thì tiếp tục xây dựng khâu chấm điểm mức độ nguy cơ lây nhiễm. Lãnh đạo quận, huyện phải tập trung xuống rà soát tại chỗ, chấm điểm doanh nghiệp đó hợp lý chưa. Nếu có nguy cơ cao thì phải ngưng sản xuất. Đây là công cụ quan trọng đánh giá sự tự giác trong phòng chống dịch.

Cũng theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, công tác phòng, chống dịch bệnh hiện còn nhiều khó khăn vì chưa có vắc-xin nên không thể biết được nước nào trên thế giới sẽ kết thúc dịch. Giả sử nước nào đó không còn dịch nhưng các nước xung quanh vẫn còn thì nguy cơ vẫn còn, cho nên chúng ta đang phải suy nghĩ về việc sẽ chuyển trạng thái xã hội, y tế sang một giai đoạn khác, đó là “không có dịch nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus”. Và lúc này tiếp tục đặt ra vấn đề, chúng ta có cần đeo khẩu trang thường xuyên không vì không thể quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.

Theo thông tin Sở Y tế TP, tính đến nay TP đã có 53 ca được Bộ Y tế công bố, trong đó có 22 ca đã được xuất viện. Tại các khu cách ly tập trung của TP đang còn 4.242 trường hợp được cách ly.

Nguyn Trinh