Thứ sáu, 6/1/2023, 10h30

Phòng học lý tưởng từ sáng chế đồ dùng dạy học

T các vt liu như bìa các-tông, ni-lông, np chai, móc áo..., giáo viên tiu hc TP.HCM đã “hô biến” ra nhiu đ dùng, thiết b dy hc, giúp hc sinh hc thông qua chơi, h tr hiu qu đi mi giáo dc.


Mô hình Không gian văn hóa H Chí Minh đưc tích hp vào môn hc

Móc áo, bìa các-tông thành đ dùng dy hc

Mới đây, TP.HCM đã tổ chức triển lãm thiết kế đồ dùng dạy học phục vụ kỹ thuật dạy học “học thông qua chơi”. Triển lãm đã thu hút hàng trăm sản phẩm đồ dùng dạy học “tự chế” của giáo viên các trường tiểu học nhiều quận huyện trên toàn thành phố như quận 4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Cần Giờ...

Bà Phạm Thúy Hà - Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận 4 đánh giá, trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện Chương trình GDPT 2018 của các nhà trường còn nhiều hạn chế, bà Hà đánh giá việc giáo viên sáng tạo đồ dùng dạy học sẽ hỗ trợ hiệu quả việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên.

“Rổ rách, bìa các-tông, que kem, ni-lông, thậm chí cả mắc áo hỏng... thay vì được bỏ đi thì lại được thầy cô mang lên lớp học, đi vào các bài học của học sinh với một màu sắc khác. Khi nhìn thấy các vật liệu quen thuộc, gần gũi xung quanh mình được đưa lên lớp học, trở thành các đồ dùng dạy học, học sinh rất thích thú, tiết học vì thế cũng sôi động, lôi cuốn, các em rất hào hứng tham gia vào bài học” - bà Hà nói.

Khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học “học thông qua chơi”, cô Lê Hồng Vân - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Phong (quận 8) cho biết, nhà trường còn gặp nhiều khó khăn: Một số giáo viên lớn tuổi ngại tiếp xúc với phương pháp mới, vẫn duy trì cách dạy truyền thống, chưa sáng tạo xây dựng hình thức phù hợp với nội dung bài học; quỹ thời gian một tiết học không cho phép giáo viên tổ chức nhiều hoạt động trò chơi trải nghiệm; đặc biệt, sĩ số lớp học khá đông là rào cản của giáo viên khi tổ chức...

Trước những hạn chế trên, trường xây dựng giải pháp thiết kế trò chơi để học sinh hóa thân vào câu chuyện, giải quyết các vấn đề thực tế được đặt ra trong bài học; tận dụng trò chơi, đồ dùng dạy học quen thuộc với cách tổ chức mới lạ, giúp thu hút học sinh tham gia, không tạo cảm giác nhàm chán.

“Từ cuối năm học 2021-2022 đến nay, giáo viên đã lồng ghép học thông qua chơi vào giảng dạy, kết hợp sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học mang lại hiệu quả giảng dạy cao. Nhiều đồ dùng dạy học được thầy cô thiết kế từ chính vật dụng tái chế, giúp phong phú hơn thiết bị dạy học cho thầy cô, học sinh rất thích thú học tập. Qua đó, giáo viên dần thay đổi tư duy dạy học, chuyển dần từ dạy học theo khuôn khổ gò bó với phương pháp truyền thống sang lồng ghép học thông qua chơi, hoạt động chuyên môn từ đó mà có chiều sâu, giáo viên có môi trường học tập, nâng cao tay nghề” - cô Lê Hồng Vân phấn khởi.


Giáo viên sáng to vi nhiu đ dùng dy hc t vt liu tái chế

Cô Trương Hồ Trâm Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lạc Long Quân (quận 11) chia sẻ, Chương trình GDPT 2018 chú trọng năng lực vận dụng của học sinh, ở nhiều môn học như công nghệ, hoạt động trải nghiệm, tự nhiên xã hội sẽ có những bài học sinh phải tạo ra sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm.

“Khi giáo viên sáng tạo ra các đồ dùng dạy học để đưa vào bài học, học sinh sẽ tiếp cận bài học một cách thích thú hơn. Ví dụ, khi dạy về hệ hô hấp, nếu chỉ nói hoặc minh họa qua video học sinh cũng chưa chắc đã hiểu đúng, hiểu sâu nhưng khi được thực hành qua chính đồ dùng dạy học mà giáo viên thiết kế từ vật liệu tái chế thì học sinh dễ dàng hình dung hơn. Từ ý nghĩa đó, năm nào trường cũng tổ chức hội thi thiết kế đồ dùng dạy học, xem đây như một nội dung giúp thầy cô đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng tới việc dạy học vì mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực học sinh, hỗ trợ hiệu quả thực hiện Chương trình GDPT 2018.

“Biến” Không gian văn hóa H Chí Minh thành phòng hc lý tưng

Xây dựng Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trong trường học là nội dung đang được các cơ sở giáo dục TP.HCM chú trọng thực hiện. Với mong muốn đưa không gian này trở thành không gian khắp nhà trường, đưa vào trong từng môn học để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục học sinh, cô Ngô Thụy Nam Phương và cô Đặng Bích Trâm - giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1) đã xây dựng mô hình nhà sàn trong quần thể Khu di tích Phủ Chủ tịch để trở thành đồ dùng dạy học, tích hợp đưa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh vào nội dung chương trình giảng dạy lớp 1 một cách đơn giản, thu hút và tạo động lực cho học sinh học tập, noi theo tấm gương của Bác.

Theo cô Nam Phương, với mô hình này, giáo viên có thể tích hợp giáo dục ở tất cả các khối lớp và các môn học. Chẳng hạn như, khi dạy đến bài vần “an”, giáo viên có thể sử dụng mô hình để mở rộng vốn từ cho học sinh, học sinh được quan sát các vật thật, từ đó rút ra được các từ như: Nhà sàn, đàn cá, vạn tuế, bàn ghế...

“Mô hình không chỉ giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống bình dị hàng ngày của Bác Hồ trong thời gian Bác lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cách mạng của dân tộc, mà mô hình còn là không gian trưng bày những bài thơ Bác viết nhân dịp Trung thu được thiết kế thành những quyển sách mini, qua đó giúp cho các em học sinh cảm nhận sâu sắc tình yêu thương dạt dào Bác dành cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, với mô hình này, học sinh sẽ phát huy được các năng lực đặc thù trong môn tiếng Việt như năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, giáo dục thêm cho các em lòng yêu quê hương đất nước và lối sống nhân ái, nghĩa tình cũng như giúp cho học sinh có thêm nhiều kiến thức về văn hóa - xã hội, góp phần nâng cao vốn sống của các em” - cô Ngô Thụy Nam Phương chia sẻ.

Khương Yến