Thứ sáu, 2/2/2024, 16h42

Ra đề ngữ văn - đôi điều bất cập

Nhm tăng cưng đi mi kim tra, đánh giá môn ng văn, ngày 21-7-2022, B GD-ĐT đã ban hành Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH v vic hưng dn đi mi dy hc và kim tra, đánh giá môn ng văn trưng ph thông.


Gi
 hc môn ng văn ca hc sinh lp 12 (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Trong đó, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu không lấy ngữ liệu trong sách giáo khoa (SGK) để xây dựng đề kiểm tra trong cả hai phần đọc hiểu và viết: “Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong SGK làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”. Nghĩa là, khi ra đề kiểm tra định kỳ đánh giá học sinh, giáo viên sẽ không sử dụng lại những tác phẩm văn học có trong SGK để biên soạn đề, mà giáo viên phải dùng ngữ liệu ngoài SGK để soạn đề kiểm tra. Yêu cầu của Công văn 3175 nhằm mục đích ra đề kiểm tra theo hướng đánh giá năng lực, xóa bỏ kiểu học vẹt, học tủ, học thuộc văn mẫu của một bộ phận học sinh như lâu nay ở chương trình 2006, dần tiến tới học thật, thi thật. Nhìn chung, đây là chủ trương đúng, tiến bộ, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, qua thời gian thử nghiệm vẫn còn tồn tại những bất cập khi thực hiện.

Tính từ khi Công văn 3175 được ban hành đến nay, nhất là qua kỳ kiểm tra học kỳ I năm học 2023-2024, một số đề kiểm tra tại một số địa phương chưa chuẩn, đã gây những ý kiến trái chiều trước nhiều vấn đề bất cập nảy sinh. Thậm chí, có trường hợp ở huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) vì ra đề kiểm tra ngữ văn vẫn dùng ngữ liệu trong SGK, không đúng hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, nên 365 học sinh lớp 10 phải kiểm lại môn ngữ văn học kỳ I.

Nhng bt cp

Trước hết, bất cập ở độ dài ngữ liệu, vì dung lượng và phạm vi ngữ liệu đều do giáo viên quyết định nên nhiều đề kiểm tra còn trích dẫn dung lượng ngữ liệu quá dài. Phần nhiều giáo viên dẫn tài liệu có sẵn do chia sẻ trên mạng hoặc từ các nguồn khác, nhưng phần trích dẫn nguyên văn ngữ liệu quá dài, như đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 9 tại tỉnh An Giang chiếm trọn nguyên trang A4, khiến cho trong phạm vi 90 phút, học sinh khó có đủ thời gian đọc và tìm hiểu ngữ liệu một cách tường tận, cặn kẽ để làm bài tốt được.

Tiếp theo là ngữ liệu chưa ổn, như đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 8 tại Trường THCS Colette (Q.3, TP.HCM) bị nhiều người cho là bôi xấu nhà giáo khi lấy ngữ liệu truyện cười “Bánh tao đâu?” dẫn ra hình ảnh một thầy đồ vừa tham ăn, vừa xấu tính. Hoặc như đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn lớp 8 ở huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp) dẫn ngữ liệu truyện cười “Sao chưa mời tôi ăn”, kể chuyện một người bị đau bụng tìm đến thầy lang nhờ chữa trị, sau đó đã tham lam, tráo trở, nuốt lời hứa tạ ơn.

Các đề kiểm tra này bị dư luận nhận xét ngữ liệu trong đề thiếu tế nhị, nhạy cảm. Theo chủ kiến, chúng tôi cho rằng các đề ngữ văn này không có ý bôi xấu thầy giáo, thầy thuốc, nhưng ngữ liệu chưa ổn, người ra đề cần chọn ngữ liệu phù hợp với lứa tuổi học sinh, tránh gợi ra cho các em có những cái nhìn lệch lạc về các đối tượng được đề cập trong ngữ liệu.

Nhiều giáo viên còn lo âu rằng kiến thức học sinh dễ bị bó hẹp trong các bộ đề soạn sẵn. Hiện nay, nhiều nhóm giáo viên trên mạng xã hội ra đời, nhằm hỗ trợ nhau ra đề kiểm tra ngữ văn không lấy ngữ liệu trong SGK đúng như yêu cầu của Bộ GD-ĐT, đã cung cấp nhiều bộ đề kiểm tra cho thầy cô. Trên nguồn tư liệu đó, các giáo viên sao chép, chỉnh sửa thành đề của mình, hoặc copy đề của trường khác để nộp cho trường mình khi được phân công ra đề kiểm tra. Thậm chí, có địa phương còn hướng dẫn các trường chọn vài văn bản (ngoài SGK) cụ thể rồi cho học sinh chuẩn bị, khi ra đề kiểm tra thì giáo viên sẽ chọn một trong những bài đó đưa vào đề. Vậy nên, liệu rằng đề ngữ văn mới dù không lấy ngữ liệu trong SGK, hẳn có tránh được kiểu học sinh học vẹt, chép văn mẫu; bài làm của học sinh lại “đồng phục” theo các bộ đề soạn sẵn nói trên. Vô hình trung, lại tái diễn cái vòng luẩn quẩn: học sinh thôi học tủ các bài trong SGK, lại chuyển sang học tủ các bộ đề chuẩn đúng yêu cầu, được giáo viên sao chép sẵn.

Do việc giáo viên chia sẻ đề bài trên mạng, hoặc trao đổi lẫn nhau, thì học sinh cũng có thể dễ dàng tìm và tải các đề ấy để tham khảo, dẫn đến tính bảo mật của đề kiểm tra khó đảm bảo. Lại thêm, hiện nay tình trạng giáo viên ngữ văn dạy thêm biến tướng, tràn lan chưa dễ chấm dứt ngay, nên rất dễ xảy ra tình trạng giáo viên vừa dạy thêm, lại vừa được tổ chuyên môn phân công ra đề, có thể dùng các đề mà mình sẽ ra để ôn tập cho học sinh trong lớp mình dạy thêm, nên việc bảo mật đề càng dễ bị ảnh hưởng.

Đôi điu đ ngh

Trước tình hình nhiều đề ngữ văn ra chưa chuẩn như trên, thiết nghĩ, Bộ GD-ĐT cần có nhiều biện pháp để góp phần chấn chỉnh. Trước hết, Bộ GD-ĐT cần có lộ trình và hướng dẫn chi tiết, cụ thể về đề kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn hiện nay: lấy ngữ liệu như thế nào, không được lấy ngữ liệu trong SGK thì có thể lấy từ đâu, hay giáo viên tự soạn ra; thống nhất hình thức ra đề kiểm tra ngữ văn. Bộ GD-ĐT cũng cần ban hành một số đề minh họa, đề mẫu (cả về cấu trúc, hình thức và nội dung), tránh tình trạng hiện nay tùy tiện mạnh ai nấy làm sẽ dễ dẫn đến sai sót, tồn tại những hạn chế, và chênh nhau về độ khó, tính vừa sức giữa các đề do các giáo viên khác nhau ra; nhằm tạo thuận lợi cho giáo viên ngữ văn thực hiện tốt hơn nữa yêu cầu đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời, cần xây dựng ngân hàng đề, câu hỏi kiểm tra ở cấp bộ, sở, phòng, trường; biên soạn được hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận vừa sức, tương đương, sát với kiến thức ngữ văn mà học sinh được trang bị từ SGK. Cần xây dựng kho dữ liệu, ngữ liệu phong phú về các chủ đề, tác giả có dạy trong SGK, các tác phẩm của họ (ngoài dữ liệu đã được cung cấp trong các bộ SGK), để giáo viên dễ dàng tham khảo khi ra đề.

Về phần giáo viên, để chọn được một ngữ liệu đúng và hay cho đề kiểm tra ngữ văn, thầy cô phải đầu tư thời gian, công sức tìm đọc sách báo, tài liệu có liên quan. Chọn ngữ liệu có dung lượng phù hợp với thời gian làm bài của học sinh, đồng thời phải có giá trị giáo dục, giá trị thẩm mỹ, có nguồn trích dẫn đáng tin cậy. Đề bài phải bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi của học sinh, để vừa kích thích hứng thú, vừa kiểm tra đánh giá được năng lực của học sinh. Mặc dù ngữ liệu trong đề kiểm tra nằm ngoài SGK, nhưng giáo viên cần dựa vào ngữ liệu SGK của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 làm chuẩn để định hướng cho việc lựa chọn ngữ liệu khi ra đề.

Tổ chuyên môn cũng cần thường xuyên rút kinh nghiệm về việc soạn đề, khắc phục dần các sơ suất còn phạm phải. Bộ phận phản biện và duyệt đề cũng cần thận trọng, sâu sát hơn, không để “lọt lưới” những đề kiểm tra chưa đạt yêu cầu về bất cứ phương diện nào. Trước yêu cầu đổi mới trong dạy - học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo chương trình mới, bên cạnh việc bản thân giáo viên nỗ lực tự học, tự nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu, nhằm tránh những thiếu sót trong khâu chọn ngữ liệu, xác định hình thức, nội dung khi ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh, các cơ sở giáo dục cũng cần thận trọng, chu đáo hơn nữa trong khâu hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp, xét duyệt đề bài.

Đ Thành Dương