Thứ tư, 11/1/2023, 09h30

Sáu vấn đề từ cuộc gặp giáo viên đứng lớp

Va qua, tôi đưc S GD-ĐT tnh Hi Dương mi đến bi dưng giáo viên môn ng văn cp THCS toàn tnh. Đi vi tôi, gp g giáo viên trc tiếp đng lp, dy hc bao gi cũng là mt nim vui; bao gi cũng đem li nhiu điu b ích và thiết thc cho công vic ca mình. Vì thế tôi luôn vui v nhn li.


Theo tác gi, khi dy hc theo hưng phát trin năng lc hc sinh, giáo viên cn t chc nhiu hot đng phong phú. Trong nh: Cô Đoàn Xuân Nhung (giáo viên môn ng văn Trưng THCS Võ Trưng Ton, Q.1) trao đi vi hc sinh trong tiết dy ng văn. Ảnh: H.Trinh

Đối tượng người dự khoảng 400-500 giáo viên môn ngữ văn THCS, chủ yếu là dạy sách ngữ văn 6, 7 (bộ Cánh diều). Nội dung chính gồm: Tôi trình bày một số điểm quan trọng cần chú ý để thực hiện đúng chương trình ngữ văn 2018, đối thoại và giải thích những thắc mắc của giáo viên; giáo viên trình bày một số giáo án và đề kiểm tra, đánh giá định kỳ (giữa và cuối học kỳ I). Từ đó trao đổi, nhận xét, đánh giá, bổ sung để có nhận thức chung về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Ngày làm việc của chúng tôi đã hoàn thành đúng như mục đích, yêu cầu đặt ra. Dù chưa thể giải quyết hết mọi băn khoăn vướng mắc của giáo viên, nhưng về cơ bản thầy cô đã tiếp nhận được các thông tin đúng về mục tiêu, nội dung, cách thức dạy học và đánh giá theo yêu cầu mới. Trong và sau ngày làm việc, tôi thấy cần nêu lên một số vấn đề liên quan đến nhận thức của giáo viên môn ngữ văn về dạy học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Thứ nhất, rất nhiều thầy cô luôn so sánh, đối chiếu chương trình 2018 với chương trình 2006 để nêu băn khoăn, thắc mắc: Sao chương trình mới lại thế này? Chương trình 2018 cũng như các văn bản pháp quy của Nhà nước, cái ra sau sẽ kế thừa và phát triển những gì hợp lý của cái trước; và khi thực hiện, bao giờ cũng dựa vào cái ra sau. Trong khi dạy, giáo viên có thể tham khảo chương trình 2006 nhưng thực hiện thì cần tuân thủ chương trình 2018. Học sinh không học sách của chương trình 2006 nên không có gì ngại cả. Với học sinh cái gì cũng là mới; cũ hay mới chỉ đặt ra với giáo viên. Giáo viên chỉ nên đặt ra câu hỏi: Nội dung sách giáo khoa như thế đã đáp ứng đúng yêu cầu ghi trong chương trình 2018 chưa?

Thứ hai, hiện có ba bộ sách ngữ văn THCS khác nhau, mỗi bộ có cách tiếp cận và xây dựng cấu trúc sách riêng. Vì thế khi đọc, tham khảo, nhận xét và đánh giá cần dựa vào yêu cầu của chương trình 2018, không lấy sách này hay sách khác làm thước đo cho sách còn lại. Kể cả các văn bản đọc hiểu, không phải sách kia đã lấy thì sách này không được dùng. Văn bản ngữ liệu là của chung, nhất là các văn bản được gợi ý trong chương trình 2018. Việc bố trí cùng một văn bản ngữ liệu nhưng ở các lớp, các sách khác nhau cũng là chuyện bình thường. Giáo viên chỉ nên xem xét: Văn bản ấy có phục vụ đúng yêu cầu của chương trình cho lớp ấy, bài học ấy không?

Qua tiếp xúc vi các giáo viên, tôi ch xin lưu ý: Cn linh hot và sáng to trong vic ra đ kim tra, đánh giá, tránh khuôn mu, nhàm chán. Cn đa dng hóa cách thc kim tra, đánh giá, vn dng có hiu qu các hình thc trc nghim và t lun. Chú ý yêu cu hc sinh vn dng trong bi cnh mi, ng liu mi…

Thứ ba, rất nhiều giáo viên thắc mắc tại sao tiếng Việt lại không có bài học lý thuyết riêng như sách truyền thống? Trong sách ngữ văn 2006, tiếng Việt tách thành một bài riêng với cấu trúc nêu câu hỏi, bài tập trước, sau đó rút ra ghi nhớ về lý thuyết. Sách ngữ văn 2018 (bộ Cánh diều) thực chất cũng như thế: Giáo viên cần cho học sinh trả lời câu hỏi trước trong phần bài tập (không dạy tiếng Việt trong phần kiến thức ngữ văn), sau đó mới rút ra kiến thức cần chú ý ở phần kiến thức ngữ văn nêu ở đầu bài học lớn. Dạy học tiếng Việt theo chương trình 2018 theo hướng yêu cầu học sinh vận dụng tiếng Việt để đọc hiểu, viết và nói - nghe cho tốt chứ không phải trang bị lý thuyết tiếng Việt.

Thứ tư, nhiều giáo viên băn khoăn về các văn bản đọc hiểu nghị luận văn học khó với học sinh lớp 6, lớp 7. Đúng là đọc văn bản nghị luận là yêu cầu mới của chương trình 2018 nên không chỉ khó với học sinh. Để giải quyết cái khó ấy, sách ngữ văn (bộ Cánh diều) đã chủ trương chọn các bài viết về chính các tác phẩm đang học trong phần đọc hiểu ngay trong sách để học sinh liên hệ với những gì mình đã đọc trước đó, hiểu thêm về tác phẩm đã học. Ví dụ, đọc hiểu bài thơ “Tiếng gà trưa”, thì sau đó đọc bài phân tích cái hay của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Với yêu cầu đọc văn bản nghị luận, giáo viên chỉ cần cho học sinh nhận ra: Tác giả đã nêu lên ý kiến gì về tác phẩm ấy? Người viết đã nêu ra các lý lẽ và bằng chứng gì để làm sáng tỏ ý kiến của mình? Nhận xét về các lý lẽ và các bằng chứng mà người viết đã ra. Học sinh nhận biết được là đã đạt yêu cầu.


Hc sinh tri nghim hot đng đc sách ti Đưng sách TP.HCM. Ảnh: Y.H

Thứ năm, về cách dạy học theo hướng phát triển năng lực, cần thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú. Mỗi hoạt động cần theo quy trình 4 bước: Giao việc cho học sinh; có thời gian cho học sinh làm, thực hiện; tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận kết quả đã làm; tổng kết, chốt lại các ý kiến đã trao đổi, thảo luận. Như thế phải có thời gian và không nên thêm vào quá nhiều nội dung vượt yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa.

Thứ sáu, về kiểm tra đánh giá, Bộ GD-ĐT đã có công văn 3175 và các văn bản hướng dẫn cùng với tập huấn cho giáo viên về việc kiểm tra, đánh giá. Qua tiếp xúc với giáo viên, tôi chỉ xin lưu ý: Cần linh hoạt và sáng tạo trong việc ra đề kiểm tra, đánh giá, tránh khuôn mẫu, nhàm chán. Cần đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá, vận dụng có hiệu quả các hình thức trắc nghiệm và tự luận. Chú ý yêu cầu học sinh vận dụng trong bối cảnh mới, ngữ liệu mới; với những văn bản đã học vẫn có thể kiểm tra bằng cách nêu câu hỏi và yêu cầu sáng tạo...

Trên đây là mấy vấn đề tôi cần trao đổi sau các buổi tiếp xúc trực tiếp với giáo viên đứng lớp. Tất nhiên chưa thể nêu hết tất cả, tôi sẽ lần lượt nêu lại khi thấy cần thiết. Tất cả chỉ để giúp các thầy cô hiểu đúng chương trình ngữ văn 2018 và dạy tốt sách giáo khoa mới.

PGS.TS Đ Ngc Thng