Thứ ba, 3/4/2018, 21h12

Sửa chữa máy bay, học ngành gì?

Ông Joe Lâm (đi din Trưng ĐH Hàng không và Công ngh Spartan, M) đang trao đi thông tin  vi các em hc sinh

Trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề - Sáng tương lai” lần 10 năm 2018 do Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức vừa qua tại Trường THPT Hùng Vương (Q.5), nhiều học sinh hỏi: “Muốn trở thành kỹ sư sửa chữa, bảo trì, lắp ráp máy bay thì học ngành gì? Muốn trở thành phi công thì học gì?”. Ông Joe Lâm (đại diện Trường ĐH Hàng không và Công nghệ Spartan, Mỹ) cho biết với những “niềm đam mê bầu trời”, các em có thể học ngành phi công hoặc bảo trì máy bay tại ĐH Hàng không và Công nghệ Spartan. Theo đó, với ngành phi công, thời gian học là 24 tháng tại Mỹ. Trong năm đầu tiên học lý thuyết và thực hành 250 giờ bay; năm thứ 2 sẽ học 1.000 giờ thực hành. Học phí khoảng 103.000 USD/toàn bộ chương trình học; từ năm thứ 2 sẽ nhận học bổng 1.000 USD/tháng. Trong khi đó, thời gian học ngành kỹ sư bảo trì, bảo dưỡng là 18 tháng tại Mỹ, chia làm 2 học kỳ. Tháng đầu tiên sẽ học trên mô hình mô phỏng, từ tháng thứ 2 trở đi sẽ được thực hành trực tiếp trên máy bay, học phí là 57.000 USD toàn bộ chương trình. “Sau khi ra trường, các em được đảm bảo công việc tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế”, ông Joe Lâm cho biết. Theo ông Joe Lâm, ngành hàng không đang phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động kỹ thuật cao. “Theo thống kê, dự kiến đến năm 2020, Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 1.320 phi công thương mại. Đối với lực lượng nhân viên sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, dự kiến mỗi năm sẽ cần đào tạo để bổ sung 150-200 người, bao gồm cả kỹ sư máy bay và thợ kỹ thuật máy bay”, ông Joe Lâm cho hay. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, yêu cầu bắt buộc khi học những ngành trên là phải tốt nghiệp THPT trở lên, TOEFL trên 500 điểm. Bên cạnh đó, với ngành phi công, các em phải đảm bảo thêm yêu cầu về ngoại hình: nữ sinh phải cao trên 1,58m, nặng 48kg; nam phải cao trên 1,65m, nặng 52kg, sức khỏe bình thường.

Y.Hoa (ghi)