Thứ bảy, 4/5/2024, 17h08

Trường ĐH Tài chính - Marketing: Chi hàng trăm triệu thu hút giảng viên trình độ cao

Hng năm, ngưi có chc danh giáo sư đưc Trưng ĐH Tài chính - Marketing (UFM) chi h tr, thu hút mt ln t 400 đến 500 triu đng; chc danh phó giáo sư t 200 đến 300 triu đng; tiến sĩ tt nghip c ngoài 100 triu đng và tt nghip trong nưc là 60 triu đng.


Ging viên Trưng ĐH Tài chính - Marketing trong gi dy sinh viên

Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, thu hút và trọng dụng giảng viên có trình độ cao, UFM cam kết đầu tư trọng tâm, dài hạn cho chất lượng giáo dục. Ngay từ đầu năm 2024, trường đã công khai kế hoạch tuyển dụng và thu hút giảng viên có trình độ cao với quy mô lớn.

Đu tư thy gii đ có trò hay

Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tài chính, nhiều năm qua, Trường ĐH Tài chính - Marketing luôn nỗ lực mạnh mẽ và quyết tâm theo đuổi mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng tầm vị thế của mình. Hiện thực hóa mục tiêu đó, trường không ngừng nỗ lực tìm kiếm các chuyên gia đầu ngành, giảng viên, nhà khoa học trẻ có trình độ từ tiến sĩ trở lên để “đầu quân” vào những ngành nghề đang đào tạo. Điển hình phải kể đến những ngành mũi nhọn, thế mạnh tại trường như: Marketing, kinh doanh quốc tế, công nghệ tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng. Cùng với đó là những ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội, bắt kịp xu hướng phát triển toàn cầu, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực mới như: Khoa học dữ liệu, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, tài chính công, thuế, marketing số.

Theo kế hoạch tuyển dụng và thu hút giảng viên có trình độ cao, năm 2024 trường tuyển 43 chỉ tiêu. Trong đó, trọng tâm tuyển dụng là giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, số lượng lên tới 35 chỉ tiêu. Đồng thời, trường tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút đặc biệt đối với những giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư để thúc đẩy sự phát triển của trường.

Cụ thể, người có chức danh giáo sư độ tuổi dưới 50 được trường chi hỗ trợ, thu hút một lần 500 triệu đồng; từ trên 50 tuổi đến dưới 55 tuổi là 400 triệu đồng. Chức danh phó giáo sư độ tuổi dưới 50 được trường chi hỗ trợ, thu hút một lần 300 triệu đồng; từ trên 50 tuổi đến dưới 55 tuổi là 200 triệu đồng. Đối với tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài, mức thu hút là 100 triệu đồng; tốt nghiệp trong nước 60 triệu đồng (không phân biệt độ tuổi). Chính sách này được áp dụng công khai, minh bạch và đảm bảo công bằng đối với tất cả nhân tài hiện có cũng như nhân tài tuyển dụng hàng năm.

“UFM mong muốn liên tục bổ sung một lực lượng giảng viên cơ hữu có trình độ cao, năng lực ngoại ngữ và năng lực nghiên cứu khoa học tốt, giàu kinh nghiệm giáo dục, có tư duy quản lý giáo dục hiện đại, yêu nghề và tâm huyết truyền giảng tri thức, cống hiến cho xã hội; góp phần thực hiện chiến lược phát triển trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” - PGS.TS Phạm Tiến Đạt (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết. Ông Đạt thông tin thêm, thực tiễn những năm qua, chính sách hỗ trợ, thu hút và trọng dụng nhân tài của trường phát huy hiệu quả thiết thực, đã góp phần giữ chân cũng như thu hút đội ngũ nhân tài cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững.

To môi trưng thun li đ phát trin, cng hiến

Cùng với chính sách nêu trên, trường thực hiện công khai, minh bạch chính sách quy hoạch cán bộ; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng và tạo cơ hội để nhân tài có năng lực quản lý vừa trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu khoa học vừa tham gia công tác lãnh đạo quản lý. Từ đó, phát huy tối đa năng lực bản thân để thăng tiến sự nghiệp cá nhân. Đặc biệt, trường còn xây dựng chính sách chi trả thu nhập và quản trị thu nhập theo vị trí việc làm/chức danh nghề nghiệp dựa trên hiệu quả công việc thông qua các chỉ số đo lường đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) và các công cụ đo lường, đánh giá phù hợp.

Đồng thời, trường cũng đầu tư kinh phí cho giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tham quan học tập kinh nghiệm giáo dục hiện đại trong và ngoài nước, tham gia chương trình trao đổi giáo viên với các trường ĐH ở nước ngoài có liên kết đào tạo quốc tế với UFM.

Điều kiện về cơ sở vật chất cũng được nhà trường thường xuyên chú trọng, đặc biệt là môi trường làm việc tiên tiến, thuận lợi tối đa để các cá nhân có cơ hội cộng tác cùng nhau phát triển; từ đó cống hiến tối đa năng lực bản thân vì sự phát triển chung. “Thời gian tới, trường sẽ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa để bảo đảm điều kiện làm việc tốt, hỗ trợ trong giai đoạn đầu về chỗ ở cho giảng viên cơ hữu thu hút từ các địa phương khác hoặc nhân tài thu hút từ nước ngoài” - ông Đạt nói.

Kim Phng