Thứ ba, 22/11/2022, 16h52

Vì sao học quần quật mà vẫn không giỏi?

Nhiu hc sinh và ph huynh đưa ra thc mc trên. Vì thc tế trí lc ca bn thân hc sinh không đến mc yếu kém, thm chí có em khá thông minh li đưc ph huynh đu tư hc rt nhiu, thế nhưng kết qu ch dng li mc trung bình hoc khá.


T hc nhóm là mt cách hc hiu quẢnh: N.Hùng

Thực ra không phải cứ học nhiều suốt từ sáng đến tối thì sẽ giỏi. Vấn đề là ở chỗ phải biết cách tự học, trong đó có việc xây dựng điều kiện và phương pháp tự học.

Điu kin đ xây dng cách t hc là gì?

Với đặc trưng của Chương trình phổ thông mới là chú trọng đến kỹ năng như hiện nay, việc tự học của học sinh là vô cùng quan trọng. Thầy cô chỉ cho phương pháp, đưa cho học sinh “chìa khóa”, còn lại phần chính là học sinh phải biết ứng dụng, phải “tự mở cửa” để vào “căn phòng tri thức” cho mình. Muốn có được cách tự học cho riêng mình, các em cần chú ý xây dựng không gian học tập riêng, gọi nôm na là góc học tập. Tất cả các cấp học đều cần có không gian học tập riêng. Các tiêu chí xây dựng góc học tập gồm: Cách ly sự ồn ào bên ngoài, sự sinh hoạt của gia đình. Phải đảm bảo ánh sáng, không khí thoáng mát. Cần trang bị những học cụ cần thiết kết hợp với giải trí lành mạnh. Trình bày, bố trí thêm tranh ảnh, những kiến thức để tạo ra sự trực quan sinh động. Ngoài ra phải chú ý đến kích cỡ của bàn ghế để có tư thế ngồi học thoải mái. Thực tế là ít phụ huynh và học sinh thực sự quan tâm đến điểm này. Chỗ học của con em là bàn sinh hoạt chung của gia đình hoặc là giường ngủ của các em. Thế nên các em thường mất tập trung, không hiệu quả. Cùng với không gian học tập, muốn giỏi học sinh cần phải xây dựng thời gian biểu hợp lý. Thời gian biểu này là sự kết hợp và phân chia một cách khoa học toàn bộ thời gian sinh hoạt, học tập. Trong đó có thời khóa biểu học ở trường, các buổi học ở ngoài, học năng khiếu... Thời gian biểu càng chi tiết (sáng - trưa - chiều - tối) thì càng hiệu quả. Phải có sự sắp xếp hợp lý giữa học tập, vui chơi, giải trí. Thời gian biểu phải phản ánh được những mục tiêu nào đó mà người học cố gắng đạt được với từng giai đoạn cụ thể chứ không phải chỉ đơn giản giải quyết những yêu cầu trước mắt. Đối với học sinh, phải coi đây là mục tiêu để phấn đấu và cố gắng hoàn thành. Để từ đó xây dựng lại thời gian biểu ở mức yêu cầu cao hơn. Và như thế sẽ từ từ tiến bộ.

Đối với phụ huynh, thời gian biểu là cơ sở để kiểm tra việc học của con mình, chứ không phải như thực tế một số cha mẹ học sinh, vì quá bận tâm đến công việc, mà ngay cả hôm nay con mình học gì ở trường cũng không biết! Bản thân tôi khi làm công việc chủ nhiệm lớp cũng cho học sinh làm thời gian biểu và cho phụ huynh xem để kiểm tra, theo dõi việc học.

Phương pháp t hc quan trng như thế nào?

Thực tế chứng minh rằng những người thành công trong việc học là những người học có phương pháp. Câu chuyện của phụ huynh nói trên, rằng con em họ học hết cả thời gian tại trường, tại trung tâm mà vẫn không tấn tới là bởi vì thiếu phương pháp tự học. Phương pháp tự học giúp người học chủ động mày mò, tìm hiểu, phát hiện, kiểm chứng tri thức. Lúc đó các em sẽ hiểu và nhớ kiến thức tốt hơn.

Trong bối cảnh chung của việc thay đổi phương pháp dạy - học, người học đóng vai trò trung tâm trong việc tìm hiểu kiến thức và với chủ trương khắc phục hệ lụy của tình trạng dạy thêm, học thêm, thì việc xây dựng phương pháp tự học cho học sinh ở nhà trường phổ thông là vô cùng cần thiết. Tự học được xây dựng trên đặc trưng của từng bộ môn nhất định. Nhưng nói chung đó là sự tiếp thu kiến thức từ giáo viên đến việc vận dụng nó để giải quyết bài tập, bài thực hành và khả năng tự sử dụng sách tham khảo, sách nâng cao. Để đánh giá lực học của một học sinh chỉ cần nhìn vào 3 mức này đã thấy rõ: Học sinh yếu, trung bình thường ở mức độ mơ hồ và hiểu được kiến thức giáo viên truyền đạt; học sinh khá có thể giải quyết tốt các yêu cầu bài tập thực hành; trong khi đó, học sinh giỏi thì có thể tự học những kiến thức ở sách nâng cao.

Ngoài việc dành bao nhiêu thời gian cho việc tự học, học sinh phải lưu ý khi sử dụng sách tham khảo, nếu không muốn “tiền mất, tật mang”. Cách sử dụng tốt nhất là lựa chọn tài liệu đủ độ tin cậy về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. Nên nhớ rằng nó là tài liệu bổ trợ kiến thức chứ không thay thế được cho sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên. Sử dụng nó khi đã thông hiểu, giải quyết hết những kiến thức, những yêu cầu ở trường. Không lấy nó làm công cụ đối phó, phương tiện “cứu cánh” cho việc học. Chỉ khi ấy thì tài liệu tham khảo mới hữu ích cho việc tự học.

Ngày nay, việc học trên mạng đang là xu hướng thịnh hành của giới trẻ. Tuy nhiên, người sử dụng phải tỉnh táo. Nếu không sẽ rất mất thời gian và bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc kết nối mạng xã hội.

Nhà trưng cn xây dng phương pháp t hc cho hc sinh

Phương pháp tự học quan trọng là thế, song hầu hết các trường phổ thông hiện nay chưa chú trọng nhiều đến điều này. Trong chương trình giáo dục hiện hành và chương trình mới cũng không thấy có những bài học cụ thể về việc xây dựng kỹ năng tự học cho học sinh. Trong sách Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo, ở phần cuối (trang 151, 152) có phần hướng dẫn kỹ năng đọc. Đây là phần rất hữu ích với học sinh trong việc tự hình thành kỹ năng tự học. Tiếc rằng những nội dung như thế rất ít thấy trong chương trình. Không chỉ học sinh ở phổ thông mà ngay cả sinh viên đại học hiện nay cũng rất yếu về phương pháp tự học. Trong nhiều nguyên nhân khiến sinh viên hạn chế về tinh thần tự học, có nguyên nhân xuất phát từ phương pháp dạy và học ở nhiều trường đại học chưa được thay đổi mạnh mẽ. Người học còn lệ thuộc nhiều về tiếp thu kiến thức, bài giảng một chiều từ phía giảng viên, và việc kiểm tra đánh giá còn máy móc theo nguyên tắc “học gì, thi nấy”... Ngoài ra, có một nguyên nhân sâu xa, đó là khi còn học ở trường phổ thông, học sinh chưa được chú trọng xây dựng thói quen, ý thức và kỹ năng tự học. Vì thế, khi học tiếp lên sau phổ thông, họ bị lúng túng, phải tự mò mẫm. Đó là đối với người học chủ động, còn lại với người nếu thụ động sẽ không có phương pháp học, việc học không hiệu quả. Trước đây, thời cố GS. Ngô Gia Hy còn làm Hiệu trưởng, Trường Đại học Hùng Vương từng áp dụng hiệu quả phương pháp tự học, tự lượng giá kiến thức cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất.

Sinh viên trong nước đã vậy, sinh viên du học cũng chẳng “sáng sủa” hơn. Từng giảng dạy tại Đại học Chicago (Mỹ), trước đây GS. Ngô Bảo Châu có sự so sánh đáng để ta suy nghĩ, rằng kiến thức đầu vào và số giờ học toán của sinh viên Mỹ thấp và ít hơn sinh viên Việt Nam, thế nhưng, sau 3-4 năm học đại học thì kiến thức của họ vượt hơn hẳn sinh viên Việt Nam. Lý giải điều này, GS. Ngô Bảo Châu cho rằng do sinh viên Mỹ dành nhiều thời gian cho việc tự học và có phương pháp tự học tốt hơn.

Từ thực tế trên, việc hình thành thói quen tự học, phương pháp tự học cho học sinh hiện nay là vô cùng cấp thiết ở nhà trường phổ thông.

Trn Ngc Tun