Thứ sáu, 13/1/2023, 10h45

Chào năm mới, nhìn về những điểm mới trong giáo dục

Mùa xuân năm 1927, nhà yêu nưc Phan Bi Châu sau nhng năm tháng xut dương cu nưc bt thành, b thc dân Pháp giam lng Bến Ng (Huế), đã đến thăm và chúc Tết hc sinh Trưng Quc Hc, trưng Nhà Dòng Pellerin Huế.


Ngành giáo dc cn phi ci tiến nhiu hơn na đ tiến lên phía trưc. Ảnh: N.Hùng

Nhân dịp này, “Ông già Bến Ngự” đã cho ra đời bài thơ viết theo thể hát nói vang tiếng một thời: “Bài ca chúc Tết thanh niên”. Mượn hình thức là một bài thơ, Phan Bội Châu đã thay đổi cách chúc Tết, nhằm qua đây mà thúc giục, kêu gọi thanh niên có trách nhiệm bản thân, ý thức đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, cách học để canh tân đất nước. Tuy tính thời sự của nó không còn nóng hổi trong bối cảnh xã hội hiện tại nhưng giá trị lịch sử của nó vẫn còn cho chúng ta suy ngẫm, nhất là với lĩnh vực giáo dục. Rằng, mỗi khi Tết đến xuân về, chúng ta cần nhìn lại để tự hào với những gì đã đạt được, nhìn lại để thấy những khiếm khuyết mà cố gắng vươn tới. Như tinh thần của Phan Bội Châu gửi gắm cách đây gần một thế kỷ: “Chữ rằng: Nhật nhật tân, hựu nhật tân”.

Thay đi bt đu t quan đim triết lý giáo dc

Triết lý giáo dục được xem là “kim chỉ nam” dẫn đường soi lối cho giáo dục. Ngày trước nền giáo dục của chúng ta là một nền giáo dục “đóng”. Tuy có giao lưu ảnh hưởng nhưng chủ yếu ở khu vực, chịu sự chi phối của tư tưởng triết lý phương Đông. Từ cuối thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam mở ra một cuộc hội nhập lớn với văn hóa phương Tây. Từ đây, chúng ta song song tồn tại hai tư tưởng Đông - Tây trong từng nếp nghĩ, cách làm. Ngày nay, xã hội Việt Nam đang là một cuộc đại hội nhập toàn cầu - toàn cầu hóa. Điều này đòi hỏi chúng ta phải xác lập lại vị thế bản thân: Giữ lại cái gì làm của riêng cho ta để ta không “mất gốc”? Phải thay đổi thế nào để ta không bị “già nua”, lạc hậu, lỗi thời. Quan điểm “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7, 1998) vẫn còn nguyên tính cấp bách và rất phù hợp cho cả với lĩnh vực giáo dục. Theo đó, giáo dục cần dựa vào gốc rễ truyền thống văn hóa dân tộc để tạo bản sắc riêng, nhưng cần có tư tưởng cấp tiến để không bị tụt hậu với thế giới. Nói cách khác, thay đổi triết lý giáo dục để không phải “ếch ngồi đáy giếng” nhưng không mất “gốc” hay bay “lề”.

Nhiều người hay đưa ra so sánh cách học xưa và ngày nay để thấy sự khác biệt, thấy sự tiến bộ của việc học hiện tại và phủ nhận quá khứ. Song, đó chưa phải là một cách nhìn đúng. Bởi vì có những quan điểm từ lâu đời của ông cha ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị về triết lý giáo dục. Chẳng hạn, người xưa nói “đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là có ý khuyên việc học phải gắn liền với thực tế cuộc sống để ứng biến cho phù hợp, chứ cứ lề lối “ta về ta tắm ao ta” theo kiểu tư tưởng “ếch ngồi đáy giếng” thì... trật nhịp. Các lời dạy “đi với bụt thì mặc áo cà sa...”, “ở bầu thì tròn...” cũng xuất phát từ quan điểm biết cách ứng biến với thực tiễn này. Còn học để tạo ra sản phẩm, người xưa nhìn nhận ra sao? Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là nhắc người ăn quả không chỉ nhớ ơn người cho quả, mà nhớ người trồng cây cho ra quả là chính - nhấn mạnh đến việc tạo ra sản phẩm. Nhớ ơn người trồng cây thì chúng ta phải trồng cây để đem đến quả cho người khác. Tôi cũng rất tâm đắc câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”. “Ăn” phải trước “nói” vì thực tiễn trước lý thuyết. “Gói” trước “mở” vì tạo ra sản phẩm trước khi hưởng thụ sản phẩm.

Thi đã mi, giáo dc thêm đi mi

Xin mượn ý thơ “Đời đã mới, người càng nên đổi mới” từ bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên” của cụ Phan Bội Châu để đặt đề mục cho phần này. Vậy, triết lý giáo dục trên vận dụng vào việc học ngày nay như thế nào? Theo thiển kiến của tôi, cần mấy điểm cốt lõi sau đây. Một, cắt bỏ những môn học, những phần kiến thức lý thuyết nặng nề, nhàm chán, xa rời tiễn. Hướng đến việc dạy và học cân đối, để ứng biến hài hòa. Nói như A. Einstein là “Nhà trường phải luôn luôn có chủ trương tạo cho học trò một cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn”. Đưa những môn học cần thiết, tiên tiến vào chương trình giảng dạy. Hai, tăng tính thực tiễn vào trong môn học. Chẳng hạn, học toán là để ứng dụng tính toán vào thực tế; học ngoại ngữ là để giao tiếp lưu loát, viết lách và dịch thuật tốt; học văn là để diễn đạt, nói năng trôi chảy, biết cách tạo lập các văn bản trong đa dạng tình huống giao tiếp. Ba, sản phẩm về giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường là văn hóa, ứng xử của các em trong cuộc sống. Tư tưởng dân tộc, tự tôn dân tộc là nền tảng nhưng tiệm cận với thế giới bên ngoài là cần thiết, sống còn. Phải thấy mình nhỏ bé để biết phấn đấu làm cho mình lớn lên hơn. Bốn, 4 mục đích việc học mà UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình” có mối liên thông với nhau theo cấp độ tăng tiến. Theo đó, mục đích cao nhất của việc học là để khẳng định bản thân mình. Quan niệm này không mới, chẳng hạn từ thời cổ đại, nhà triết học Hy Lạp Socrates đã từng cho rằng “Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình”. Hay ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng có vô số những câu nói về sự lập thân, tự chủ, như “có thân phải lập thân”; “dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”...

Đó là những ví dụ cho thấy sự ý thức về bản thân trong cách giáo dục của ông cha xưa rất được coi trọng. Vậy nên, ngày nay phải coi bản thân người học là hạt nhân của giáo dục. Phải thay đổi để phù hợp thực tiễn, trong việc hướng đến giáo dục giá trị nhân bản, từ phương pháp giảng dạy đến nội dung chương trình.

Nhà trưng “lt xác” đ theo kp thi đi

Nhìn vào bức tranh tổng thể của giáo dục ngày nay đã thấy khác xưa nhiều lắm. Trong phương pháp dạy học, từ việc chú trọng kiến thức, lấy vai trò người thầy làm trung tâm đã dịch chuyển sang thái cực coi người học là chủ thể, hạt nhân của việc dạy học với việc đề cao kỹ năng, thái độ. Người học ngày nay không chỉ học giỏi là được, mà cần phải biết ứng xử linh hoạt với cuộc sống, thông thạo các “kỹ năng mềm”, biết làm việc nhóm... Giáo dục chú trọng kỹ năng, nên đề cao “sản phẩm” cuối cùng - xem như là mục đích của việc học. Hình ảnh người thầy với những tập giáo án viết tay, bản in đánh máy đã không còn phù hợp. Thay vào đó là các phương tiện dạy học hiện đại, kết nối trực tiếp với internet trong tiết giảng. Nên tính gợi mở rất cao. Các hoạt động về chuyên môn, hồ sơ, điểm số, thi cử, họp hành đều phát huy thế mạnh của công nghệ số.

Không còn thấy cảnh phụ huynh chen chúc xếp hàng đóng học phí như trước đây. 100% trường học hiện nay tại TP.HCM đều áp dụng thanh toán trực tiếp qua ngân hàng. Phụ huynh không phải chờ đến định kỳ mới biết điểm số của con em qua phiếu liên lạc bằng bản in giấy. Với sự tiện lợi của các trang mạng kết nối học đường, hiện nay chỉ cần học sinh đến trường trễ 5 phút cũng được nhà trường thông báo bằng tin nhắn điện tử.

Ngành giáo dục hướng đến việc xây dựng môi trường học đường văn hóa, dân chủ, nhân văn. Tại TP.HCM, từ đầu năm học này, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng đã quán triệt các trường thực hiện xây dựng không gian văn hóa, giảm áp lực trong kiểm tra, thi cử. Các đánh giá, xếp loại, khen thưởng cũng dần thay đổi theo lộ trình thực hiện chương trình phổ thông mới, hợp lý, toàn diện hơn với người học.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những bất cập khó tránh khỏi của lộ trình đổi mới. Điều quan trọng là ngành giáo dục cần phải cải tiến nhiều hơn nữa để tiến lên phía trước. Nếu không, sẽ bị dòng chảy của thời đại đẩy lùi về phía tụt hậu đằng sau.

Trn Ngc Tun