Thứ năm, 28/6/2012, 07h06

Đánh giá phát triển trí tuệ của bé

Ngày nay, việc nuôi dạy con không chỉ đơn thuần là giúp em bé khỏe mạnh về thể chất mà còn phải có những phát triển về tinh thần và trí tuệ. Làm thế nào để đánh giá đúng mức độ phát triển trí tuệ của bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bà mẹ. 

 
Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách giúp bé phát triển vượt trội - Ảnh: Shutterstock
Thước đo sự thông minh
Sự phát triển về thể chất của trẻ đã được đo đạc bằng một hệ thống lý tưởng. Có 5 chức năng chính của não bộ sẽ được đánh giá khi kiểm tra trí thông minh và sự phát triển của trẻ: thị giác, nhận thức, tâm vận động, ngôn ngữ và giao tiếp.
Trí tuệ của trẻ cũng phát triển theo tuổi và cũng có những cột mốc để ta có thể biết được con mình đang ở giai đoạn nào của phát triển trí tuệ. Bình thường, một bé có khả năng ngồi một mình ở 7 tháng tuổi, cầm viết tô màu ở 11 tháng tuổi, gọi ba mẹ khi 30 tháng tuổi,... Tuy nhiên, một em bé sẽ được coi là vượt trội khi đạt được những điều đó sớm hơn khoảng 30%. Có nghĩa là 4 tháng tuổi bé đã tự ngồi một mình, cầm viết tô màu khi gần 8 tháng, nói được tên đầy đủ của mình khi vừa 21 tháng.
Sự vận động cũng giúp bạn nhận thấy sự thông minh của bé. Nếu bé hoạt động nhanh nhẹn, thích thú với những khám phá mới chứng tỏ não bé phát triển bình thường và nhạy bén. Bé thông minh còn được đánh giá qua hành vi giao tiếp. Dù còn nhỏ nhưng bé đã biết lắng nghe và quay đầu về phía có âm thanh, biết cười khi người lớn đùa hay khóc thét để phản đối một điều gì đó…
Trong giai đoạn 3 năm đầu, bé cần bạn liên tục theo dõi đánh giá, bạn có thể tham khảo các chuẩn phát triển từ các tài liệu trên trang Học viện IQ (www.hocvieniq.com) hoặc từ các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan như bác sĩ tâm lý và các chuyên gia giáo dục. 
Tặng IQ cho con
Cha mẹ vẫn chưa có thói quen kiểm tra chỉ số phát triển trí tuệ mà luôn nghĩ rằng di truyền đóng vai trò chính trong việc tạo dựng trí thông minh. Theo các nhà khoa học, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng hợp lý và cách giáo dục hoàn toàn có thể tối ưu hóa sự phát triển của não và đánh thức những tiềm năng về trí tuệ của trẻ.
Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển nhanh nhất của não bộ cả về khối lượng và chất lượng. Nghiên cứu khoa học cho thấy não bộ đạt 80% kích thước của người trưởng thành khi trẻ lên 3 tuổi. Để nuôi dưỡng trí tuệ của bé một cách toàn diện, mẹ cần cho bé những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của bé có thể kể đến là DHA, AA, Omega 3 và 6, taurine, choline, sắt, kẽm, a xít folic, iốt, lutein - giúp tăng cường thị giác và phospholipid - giúp thúc đẩy phát triển não bộ. Các chất này có trong nhiều nhóm thực phẩm khác nhau như các loại rau lá xanh thẫm, cá hồi, dầu thực vật, các loại thịt... Đặc biệt, hệ dưỡng chất này có đầy đủ trong một số sản phẩm sữa công thức hiện nay có trên thị trường. Đây là nguồn bổ sung dễ hấp thu cho bé và tiện dụng cho mẹ.
Ngoài vấn đề dinh dưỡng thì nhận thức của trẻ còn do cách giáo dục ngay ban đầu của gia đình. Ngay từ khi bé biết đọc, biết nhận thức bố mẹ nên dạy từ những cái đơn giản nhất. Đừng quên dạy bé cách chào hỏi, kính trên – nhường dưới. Trả lời đúng những thắc mắc trẻ con của bé, không trả lời qua loa hoặc nói dối, bé rất dễ nhớ và bắt chước theo.
Dinh dưỡng đầy đủ và sự giáo dục đúng cách là món quà vô giá mà bạn tặng cho bé yêu của mình. Bé có thông minh và lanh lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn dành cho bé trong chính những năm đầu tiên này.
Bé của bạn đang ở độ tuổi nào? Hãy ghi lại hành động giỏi của bé và vào website www.beiqthatgioi.com để chia sẻ những khoảnh khắc thật giỏi này và cùng các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm quý giá về nuôi dạy bé của mình với những bà mẹ khác. Ngoài ra khi tham gia vào chương trình Bé IQ thật giỏi là bạn đã có cơ hội tiếp cận với những bí quyết để chăm sóc, giáo dục một cách khoa học để đánh thức tiềm năng trí tuệ bé yêu của mình.


 

Theo TNO