Thứ tư, 21/7/2010, 15h07

Đạo diễn Trần Mỹ Hà: “Phim tôi không bị “đẻ non”…”

Đạo diễn Trần Mỹ Hà

NSƯT - đạo diễn Trần Mỹ Hà là người rất trầm lặng, ít nói hay làm, những bộ phim của anh đều thu hút sự chú ý của khán giả đồng thời đoạt khá nhiều giải vàng, giải bạc trong các cuộc liên hoan phim trong nước và quốc tế.

Đạo diễn Trần Mỹ Hà quê gốc tại Bình Thuận nhưng sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, tốt nghiệp lớp quay phim của Trường Điện ảnh Việt Nam khóa VII (chung với nữ đạo diễn Việt Linh). Sau khi tốt nghiệp, anh đi khắp nơi để làm phim tài liệu về các đề tài mà mình yêu thích. Năm 1979, anh về công tác tại Đài Truyền hình TP.HCM. Khi đài thành lập Hãng phim TFS, anh là một trong những đạo diễn được tin tưởng giao làm bộ phim đầu tay của hãng.

PV: Là người luôn khó tính với bản thân mình, hẳn là lúc nào anh cũng phải chịu một áp lực?

Đúng là như thế. Từ khi bước chân vào điện ảnh, tôi đã đặt ra cho mình những công việc khó khăn nhất và từ từ giải quyết nó, phải đi từ khó đến dễ chứ không bao giờ tôi có ý nghĩ ngược lại. Tôi chấp nhận làm khổ, đày đọa bản thân mình để cho ra đời các bộ phim không bị “đẻ non”, được khán giả đón nhận như: Giữa dòng, Hải Nguyệt, Chuyện ngã bảy, Ông cá hô, Blouse trắng, Hàn Mặc Tử… và mới nhất là Thám tử tư.

Cảnh trong phim Thám tử tư (ảnh do nhân vật cung cấp)

Trước đây, anh thường làm những bộ phim dành cho người lớn hoặc phim truyền thống. Lần này, anh lại vào cuộc với bộ phim là Thám tử tư dành cho giới trẻ như thế. Anh đang muốn mình được “trẻ” lại?

Đúng vậy, làm xong bộ phim này, tôi thấy tâm hồn mình như trẻ lại. Từ lâu, tôi rất quan tâm đến giới trẻ, cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Tôi muốn khán giả có một cái nhìn mới về những con người trẻ năng động, nhiệt tình nhưng họ cũng đầy những tham vọng lẫn mưu mô. Tôi đang “đặt hàng” biên kịch Nguyễn Thu Phương viết tiếp phần 2 cho đề tài thú vị này.

Được biết, anh cũng là người rất hay “làm khổ” và “đày đọa” người khác?

(Cười to): Ý kiến này… hơi bị chính xác đó. Người “bị” như thế là các diễn viên mà tôi chọn trong các bộ phim. Nếu muốn khán giả không lãng quên nhân vật của mình thì người biểu diễn phải biết đồng cam cộng khổ với tôi. Trong khi làm việc, tôi rất căng thẳng và khó tính nhưng điều đó, tôi cũng đã giúp các diễn viên khẳng định được tên tuổi của mình. Chưa ai bảo rằng đóng phim sướng cả, mà đã đóng phim của “ông” Mỹ Hà thì càng “cực hình” hơn. Nói thế thôi chứ tôi cũng có phần dễ dãi và tâm lý lắm, kẻo “căng” quá sau này khó có ai dám cộng sự với mình thì nguy to (lại cười).

Anh có thể đơn cử một vài minh chứng?

“Tôi làm phim không chạy theo số lượng mà tất cả những kịch bản phim đều được tôi nghiên cứu rất kỹ lưỡng, có khi nó còn nhừ hơn cả… cháo mới bắt tay vào làm. Tôi không thích làm cái gì đó suông suông cho có, mà đã làm thì phải làm cho tới, nói như “nhiều người” là phải có “gai góc” một chút. Chính vì thế, chưa bao giờ tôi tắt đi ngọn lửa đam mê điện ảnh trong con người mình nên mọi khó khăn, trở ngại nào cũng đều vượt qua được” - Đạo diễn Trần Mỹ Hà tâm sự.

Nổi bật có NSƯT Ngọc Hiệp và cố nghệ sĩ Lê Vũ Cầu. Nếu các bạn đã từng xem Giữa dòng và Chuyện ngã bảy sẽ thấy rằng sức chịu đựng của Ngọc Hiệp rất tuyệt vời. Cô chấp nhận tất cả những yêu cầu cho nhân vật mà tôi đề ra, cũng như xung phong đóng những pha mạo hiểm mà không cần người thế thân. Còn Lê Vũ Cầu trong Ông cá hô nhiều lúc cứ như đùa với tôi: “Có cái nào cực khổ hơn anh cho em làm luôn”…

Anh cũng là người rất “mát tay” trong việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho một số diễn viên trẻ?

Tôi thích thử sức mình ở những cái mới, cả diễn viên cũng thế. Một Thanh Thúy, Cao Minh Đạt, Kim Cương… trong Blouse trắng hay Lê Văn Anh, Nguyệt Anh, Tăng Thanh Hà… trong Hàn Mặc Tử. Và Thám tử tư có Dương Yến Ngọc, Lý Nhã Kỳ, Xuân Đào… Tuy nhiên, các em nổi tiếng, được khán giả yêu thích, ngoài sự chỉ đạo của tôi, phần lớn đều nhờ vào sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của chính bản thân các em.

Tôi vừa quay xong một số phim quảng cáo. Hiện cũng đang phân cảnh và chọn diễn viên cho một bộ phim truyền hình nhiều tập nữa. Nhưng cho tôi được bí mật vì tính tôi xưa nay chưa có cái gì cụ thể thì tôi chưa công bố được.

Xin cảm ơn anh!

Nhà văn Đoàn Thạch Biền