Thứ năm, 13/2/2020, 21h15

Đưa nội dung chính phủ điện tử vào các chương trình đào tạo

Là ý kiến ch đo ca Thng Nguyn Xuân Phúc ti Hi ngh trc tuyến y ban Quc gia v chính ph đin t (CPĐT) vi các ban ch đo xây dng CPĐT; chính quyn đin t b, ngành, đa phương din ra ngày 12-2.

Th tưng Nguyn Xuân Phúc phát biu ti hi ngh. Ảnh: VGP

Tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao sự nỗ lực vượt bậc các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng CPĐT với nhiều cách làm mới, sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số. Theo xếp hạng mới nhất của Tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam đứng thứ 96/180, tăng 21 bậc so với năm trước. Trong nước, thông qua cổng CPĐT đã rút ngắn thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đã tăng gấp đôi (đạt 10,7%). 100% bộ, ngành, địa phương đã kết nối liên thông gửi, nhận văn bản điện tử với trục liên thông văn bản quốc gia.

Thủ tướng cho rằng, khả năng đột phá trong xây dựng CPĐT ở Việt Nam rất cao, vượt trên các quốc gia khác, nhưng cũng phải thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế để khắc phục trong thời gian tới. Đó là, hiện nay Việt Nam mới đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ về xây dựng CPĐT; thứ 6/11 nước ASEAN. Có nhiều nguyên nhân, trong đó cơ sở dữ liệu cá nhân chưa được bảo vệ, còn yếu, thấp điểm. Làm còn chậm, thiếu đồng bộ và quyết tâm. Nhiều nơi còn tình trạng “án binh bất động”. Chưa quan tâm đúng mức đầu tư nguồn lực, trong khi xây dựng CPĐT thì yếu tố con người, thể chế là đầu tiên, sau đó mới đến công nghệ.

Năm 2020, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết 17 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển CPĐT giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, nhất là mục tiêu 30% tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Có lộ trình cụ thể để tiếp tục xây dựng chiến lược cổng CPĐT giai đoạn 2021-2025. Tập trung hoàn thiện thể chế vì đây là khâu quan trọng, luôn phải đi trước để tạo hành lang pháp lý hình thành CPĐT. Hoàn thiện các yếu tố nền tảng của CPĐT…

Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính triển khai các giải pháp đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho công tác xây dựng CPĐT.

Thủ tướng cũng chỉ rõ, xây dựng CPĐT phải đi liền với đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. CPĐT phải đi liền với cải cách hành chính, giúp giảm biên chế, tiết kiệm chi phí. Qua đó, Thủ tướng yêu cầu chú ý công tác đào tạo nguồn lực, cán bộ CNTT.

TP.HCM: Kết ni gia ngưi dân và chính quyn ngày càng tin li

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, sau hơn một năm thực hiện Nghị quyết 17, kết quả bước đầu cho thấy sự kết nối giữa người dân và chính quyền ngày càng tiện lợi. Năm 2020, TP.HCM sẽ tập trung triển khai kiến trúc chính quyền điện tử; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào tạo về kiến trúc chính quyền điện tử.

Hiện nay kho dữ liệu dùng chung của TP giai đoạn 1 đã và đang phục vụ tích cực cho công tác quản lý, điều hành của TP. Kho đã tích hợp được các cơ sở dữ liệu văn bản điện tử, một cửa điện tử, đăng ký doanh nghiệp, các cơ sở khám chữa bệnh, chứng chỉ hành nghề, các cơ sở giáo dục, dịch vụ giáo dục… Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của TP được thực hiện thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu TP.

Năm 2020, TP tiếp tục hoàn thiện công tác này để đảm bảo tích hợp, liên thông giữa các hệ thống thông tin của TP; kết nối chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành Trung ương; phục vụ hiệu quả cho quá trình phát triển kho dữ liệu dùng chung của TP, là tiền đề để TP hướng đến xây dựng chính quyền số. Đồng thời, triển khai thử nghiệm cổng dịch vụ công TP, hệ thống một cửa điện tử gắn với đánh giá hài lòng việc giải quyết thủ tục hành chính. Hoàn tất thực hiện các công tác kết nối, tích hợp cổng dịch vụ công TP với cổng dịch vụ công quốc gia đối với 27 dịch vụ công trực tuyến; Hoàn thiện các kênh giao tiếp, tương tác với người dân và doanh nghiệp thông qua các mô hình quận, huyện trực tuyến, cổng thông tin tiếp nhận và giải pháp thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp để phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tham gia giám sát, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng chính quyền.

“Giao Bộ Nội vụ đưa nội dung CPĐT vào các chương trình đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia. Hàng năm, các bộ, ngành, địa phương dành một tỷ lệ ngân sách của CPĐT cho công tác đào tạo này”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nền tảng để mọi người dân, doanh nghiệp có thể thông qua duy nhất ứng dụng trên thiết bị di động truy cập được mọi dịch vụ CPĐT; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Trung tâm Giám sát Quốc gia về CPĐT. Và Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số tích cực tham gia xây dựng CPĐT, coi đây là mục tiêu kép, vừa giúp phát triển CPĐT Việt Nam, vừa có kinh nghiệm để đi ra thế giới.

Nguyn Trinh