Thứ sáu, 12/4/2024, 10h43

“Gia đình ảo thuật” kỷ lục của Việt Nam

Đó là gia đình ca o thut gia - NSƯT Trn Đnh. Đây là gia đình duy nht tng đot k lc Vit Nam 2011 vi 3 đi theo ngh o thut cùng 15 ngưi hot đng trong lĩnh vc này.


NSƯT Trn Đnh (th 3 t phi sang) chp lưu nim vi nguyên Phó Ch tch nưc Đng Th Ngc Thnh ti Đi hi Thi đua yêu nưc tnh Bà Ra - Vũng Tàu ln th V, giai đon 2020-2025

Dòng h cha truyn, con ni

Ảo thuật vốn được xem là nghề rất gian khổ, đầy hiểm nguy, thu nhập không cao. Nhưng bằng niềm đam mê của mình, cả gia đình ảo thuật gia - NSƯT Trần Định vẫn quyết bám nghề.

NSƯT Trần Định sinh ra trong gia đình có ba mẹ là nghệ sĩ xiếc - ảo thuật Trần Lực - Lê Hoa (gốc Hà Nội). Đôi nghệ sĩ đã sáng lập đoàn xiếc - ảo thuật Tiểu Đại Bàng và Việt Tiến, là những đoàn xiếc - ảo thuật có tiếng thời xưa. Đam mê này được vợ chồng Trần Lực - Lê Hoa “truyền lửa” cho 8 người con nên cả gia đình đều chung một nghề xiếc - ảo thuật, cùng đi biểu diễn lưu động khắp mọi miền đất nước được khán giả rất yêu mến. Riêng NSƯT Trần Định, sau ngày thống nhất đất nước, ông gia nhập vào đoàn Ca múa xiếc ảo thuật Hương miền Nam rồi Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Nai để tiếp tục khẳng định mình. Chính thời gian này, nghệ sĩ xiếc - ảo thuật Trần Định đã phải lòng cô gái Kim Loan tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Sau khi về làm vợ nghệ sĩ Trần Định, cô gái Kim Loan đã theo chồng làm nghề, rồi trở thành bạn diễn ăn ý với chồng cho đến ngày hôm nay.

Sau khi sinh 2 người con thì vợ chồng ảo thuật gia Trần Định - Kim Loan vẫn rất đắt show. Nếu trước đây chỉ có vợ chồng chở nhau trên xe máy đi biểu diễn thì nay cái xe phải đèo 4 người đến những tỉnh xa như: Đồng Tháp, Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Trà Vinh, Sóc Trăng…


Gia đình o thut gia Trn Đnh

Người con trai đầu của ông bà - nghệ sĩ Trần Dũng sinh năm 1985, năm nay 39 tuổi đời nhưng anh đã có hơn 30 năm tuổi nghề. Là con trai của gia đình ảo thuật, nên từ lúc 3 tháng tuổi cậu bé Dũng đã được chu du theo hành trình của cha mẹ từ tỉnh này đến tỉnh khác. Khi biết ngồi, Dũng được mẹ đặt ngồi vào ghế khán giả để xem cha mẹ biểu diễn trên sân khấu. Khi mới lên 3, Dũng đã nằng nặc đòi lên sân khấu cho bằng được. Lúc 4-5 tuổi, Dũng bắt đầu gây sự chú ý của người hâm mộ khi tham gia tiết mục ảo thuật thôi miên và nằm ngay ngắn trên hai thanh kiếm của cha. Bước vào tuổi 15, cậu thiếu niên Trần Dũng bắt đầu biểu diễn một mình với bản lĩnh của “con nhà nòi”. Niềm đam mê ấy đã thôi thúc cậu chuyên chăm học hỏi, luyện tập không ngừng nghỉ, bất kể ngày đêm, thậm chí có nhiều đêm thức trắng để nghiên cứu một “bài học” mới, để chế tạo loại dụng cụ mới. Noi gương anh trai, em gái Kim Uyên (sinh năm 1990) cũng rèn luyện, học hỏi không ngừng và trở thành bạn diễn đắc lực cho cha mẹ và anh mỗi khi lên sân khấu. Kim Uyên hiện có thâm niên hơn 20 năm trong nghề với những pha biểu diễn không thua gì anh ruột mình trong các chuyến lưu diễn nước ngoài.

Chính niềm khát khao biểu diễn và cống hiến, hai anh em Trần Dũng - Kim Uyên đã đạt được rất nhiều thành tích trong nước và quốc tế, không chỉ đem lại niềm phấn khởi cho gia tộc, mà còn là niềm vinh dự cho nước nhà. Tại Liên hoan Ảo thuật chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ I (2008), hai anh em Trần Dũng - Kim Uyên đã đạt giải “Diễn viên triển vọng”; năm 2010 tiếp tục đạt “Giải cống hiến” tại Liên hoan Ảo thuật quốc tế; huy chương bạc Liên hoan Ảo thuật chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ II (2012) với tiết mục “Lồng chim biến thành cô gái”. Tại Liên hoan Ảo thuật chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ 3-2018, hai anh em đạt huy chương vàng tiết mục “Thôi miên người bay trên nước cao 4 mét”.

Trước đó, vào năm 2011, gia đình họ Trần đã được vinh danh với “Giải cống hiến” và xác lập kỷ lục “Gia đình có nhiều thành viên biểu diễn ảo thuật nhất Việt Nam” cùng nhiều giải thưởng danh giá khác. Hiện tại, vợ và hai con của nghệ sĩ Trần Dũng cũng tham gia biểu diễn ảo thuật cùng gia đình.

Cùng xây dng đi ngũ kế tha

Không chỉ truyền nghề cho con cháu trong nhà mà tất cả những bạn trẻ nào có niềm đam mê với xiếc, ảo thuật đều được ảo thuật gia Trần Định dạy nghề và tạo cơ hội bước lên sân khấu biểu diễn. Hơn 50 năm cống hiến nghệ thuật, ảo thuật gia Trần Định đã xây dựng được nhiều CLB xiếc, ảo thuật khắp cả nước. Việc làm này không chỉ tạo sân chơi giải trí, mà qua đó còn phát hiện những tài năng trẻ để bồi dưỡng kế thừa môn xiếc, ảo thuật đẳng cấp của Việt Nam.

V chng o thut gia Trn Đnh - Kim Loan bc bch: “Xiếc, o thut luôn song hành vi gia đình tôi, không th tách ri. Chúng tôi s tiếp tc cng hiến hết mình vì ngh thut đến khi nào sc khe không cho phép s dng li”.


Tr
n Dũng biu din phc v cho con em chiến sĩ Trưng Sa nhân dp ra Trưng Sa 2023

Ảo thuật gia Trần Định hiện là Chủ nhiệm CLB Ảo thuật TP.HCM cùng con trai Trần Dũng (Phó chủ nhiệm CLB) và các đồng môn nỗ lực xây dựng CLB trong nhiều năm qua, nhằm chiêu mộ anh tài trên mọi miền đất nước. Điều đáng mừng là lực lượng người trẻ đến với bộ môn ảo thuật ngày càng đông. CLB Ảo thuật TP.HCM với kết quả 2 giải vàng và 4 giải bạc tại Liên hoan Ảo thuật chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ III vừa qua chính là động lực để “người đầu tàu” thêm kiên vững trong công tác xây dựng đội ngũ kế thừa cho mai sau. Theo nhận định của nghệ sĩ Trần Định, niềm yêu thích ảo thuật thực sự đã giúp cho nhiều thiếu nhi “cai” được game. Điều này đã được kiểm chứng trong các lớp dạy ảo thuật tại các trung tâm văn hóa. Từ hiệu ứng tích cực này, CLB Ảo thuật TP.HCM dự kiến sẽ đề xuất với cơ quan chức năng về việc đưa nghệ thuật ảo thuật vào trường học, kết hợp với các hoạt động ngoại khóa, hoặc thời gian nghỉ hè, nhằm giúp cho các em học sinh giải trí lành mạnh sau những giờ học tập miệt mài và khơi gợi niềm yêu thích nơi các em.

Ảo thuật gia Trần Định luôn trăn trở về việc làm sao để đào tạo lớp trẻ theo nghề có đam mê, có hoài bão trong thời buổi hiện nay. Ông nhận dạy học trò thường xuyên với mong muốn truyền được ngọn lửa đam mê: “Tôi không giấu nghề, không thể nghĩ riêng cho bản thân mình. Những tiết mục mình sáng tạo ra, nếu không chỉ dạy lại cho lớp sau thì nó sẽ thất truyền sau khi mình mất, rất uổng. Mong sao lớp trẻ sẽ mang xiếc - ảo thuật Việt Nam đi xa hơn, ra khỏi phạm vi đất nước - điều mà thế hệ chúng tôi chưa làm tốt được”.

Hoa Thư