Thứ sáu, 11/6/2021, 14h07

Hai “nữ quái kiệt” của sân khấu cải lương!

Nếu tên tui ca các “Nam quái kit” như Trn Văn Trch, Tám Vân, Tùng Lâm… mt thi lng ly, đưc khán gi rt yêu mến thì danh hiu “N quái kit” min Nam do chính khán gi m điu ci lương trao tng cho Kim Ngc, Bo Bo Hoàng đến nay vn còn nguyên giá tr


N quái kit Kim Ngc và ngh sĩ Thái Quc trong v Mưu ông mo bà

1.Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nghệ sĩ nổi tiếng như Hồng Đào, Thành Lộc, Phước Sang, Hữu Châu, Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Ngọc Trinh, Hữu Nghĩa, Tấn Beo, Vũ Linh, Ngọc Huyền, Thoại Mỹ, Kim Tử Long… đến lớp các diễn viên trẻ sau này đều gọi nghệ sĩ Kim Ngọc bằng “má Kim Ngọc” với lòng kính trọng, ngưỡng mộ. Bởi vì trong con người của nghệ sĩ Kim Ngọc hội tụ hai yếu tố tài và đức.

Nghệ sĩ Kim Ngọc sinh năm 1944 tại Giồng Ông Tố, TP.HCM trong một gia đình có đông anh em. Từ năm 14 tuổi, nhờ nghe giọng ca của đệ nhất danh ca Út Trà Ôn qua các bản vọng cổ Tôn Tẩn giả điên, Tình anh bán chiếu… mà bà quyết tâm theo nghề hát.

Năm 1964, khi tham gia đoàn hát Dạ Lý Hương, với giọng ca mùi mẫn, tên tuổi của nghệ sĩ Kim Ngọc trở nên nổi tiếng với vai diễn Chu Chỉ Nhược trong vở Cô gái Đồ Long, đóng cùng các nghệ sĩ Tấn Tài, Ngọc Giàu, Thanh Sang… Năm 1972, nghệ sĩ Kim Ngọc về đoàn hát Bạch Tuyết - Hùng Cường hát tuồng Trăng thề vườn Thúy, Hoa Mộc Lan, Hai chiều ly biệt… tiếp tục tạo được dấu ấn với khán giả.


N quái kit Kim Ngc và ngh sĩ Thanh Tú

Sau năm 1975, sân khấu cải lương gặp nhiều khó khăn, nhờ có duyên hài, Kim Ngọc đã chuyển sang đóng kịch, video cải lương hài. Những năm tháng gắn bó với hài, nghệ sĩ Kim Ngọc được mệnh danh là quái kiệt khi thể hiện thành công nhiều vai diễn, nhất là vai Tư Xả Láng trong chương trình Trong nhà ngoài phố của Đài Truyền hình TP.HCM.

Có th nói vi ngh sĩ Kim Ngc, Bo Bo Hoàng, ch cn danh hiu “N quái kit” là đ. “N quái kit” chính là danh hiu tình yêu thương cao nht mà khán gi dành cho hai n ngh sĩ sut my chc năm qua và mãi mãi vn là như thế…!

Kim Ngọc không chỉ là một trong những cây đa cây đề của làng nghệ thuật mà hơn thế nữa, dù được khán giả hâm mộ nồng nhiệt nhưng chưa bao giờ Kim Ngọc bị mắc bệnh ngôi sao, chưa bao giờ chèn ép thế hệ đàn em cũng như các con cháu trẻ. Đạo diễn - nhà báo Thanh Hiệp kể: “Ngay từ thời mới đi làm báo, bằng mọi cách tôi phải phỏng vấn cho bằng được nghệ sĩ Kim Ngọc, khi hỏi đến vấn đề này, tôi nhớ hoài câu nói của bà: “Tôi xem ai theo nghề này cũng như là người trong một gia đình. Tôi từng diễn chung với các bậc lão thành, họ đã thương và dẫn dắt cho tôi thì bây giờ, tôi cũng phải ứng xử như thế với các thế hệ đàn em, con cháu trẻ mới xứng lẽ ở đời…”.

Mỗi mùa xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND, khán giả vừa vui lại vừa buồn. Họ vui cùng những nghệ sĩ được xét tặng rất xứng đáng. Còn buồn cho những nghệ sĩ cũng rất xứng đáng nhưng lại chưa được xét tặng hoặc đặc cách, trong đó có quái kiệt Kim Ngọc!

Những vai diễn của nghệ sĩ Kim Ngọc đã trở thành một ký ức không thể phai mờ trong lòng của các nghệ sĩ đồng nghiệp cũng như hàng triệu khán giả trong và ngoài nước… Trong show truyền hình Ký ức vui vẻ mới đây, khi tái hiện những ký ức về quái kiệt Kim Ngọc cũng như qua lời kể của Hiếu Hiền, không ai có thể cầm được nước mắt…

10 năm quái kiệt Kim Ngọc rời xa cõi tạm, nhưng khán giả tin chắc rằng, chưa bao giờ Kim Ngọc hết yêu nghệ thuật cải lương, yêu sân khấu. Cho dù có đi qua bao nhiêu năm nữa, khán giả sẽ nhớ về quái kiệt Kim Ngọc với những tình cảm trân trọng nhất qua những vai diễn mà bà đã để lại cho cuộc đời này…

2.Trong giới nghệ thuật cải lương, Bo Bo Hoàng là một cá tính đặc biệt. Danh tiếng của bà không rực rỡ như những ngôi sao cùng thời như Ngọc Hương, Diệu Hiền, Bạch Tuyết, Lệ Thủy… nhưng bà có vị trí rất vững chắc trong trái tim người mộ điệu. Đến giờ, dù ít khi xuất hiện, nhưng mỗi khi nhắc tới bà nhiều khán giả vẫn nhớ như in các nhân vật mà bà từng hóa thân.


N quái kit Bo Bo Hoàng

Bo Bo Hoàng diễn xuất sắc nhiều vai như: bi, hài, ác… nên bà được giới sân khấu cải lương phong biệt danh “quái kiệt”. Cha mẹ Bo Bo Hoàng là chủ gánh hát Bông Mai. Mới 4 tuổi, Bo Bo Hoàng đã được lên sân khấu hát tài tử vào trước giờ diễn. Lúc đó bà có nghệ danh là Thanh Hoàng. Khi đoàn dựng một tuồng cải lương xã hội, bé Thanh Hoàng được chọn vào vai bé gái dắt người cha thương binh đi ăn xin. Lối diễn tự nhiên và giọng ca đầy tiềm năng của bà chinh phục được khán giả.

Từ đây, bé Thanh Hoàng lọt vào mắt xanh ông bầu Minh Tơ. Ông đã thành lập đoàn cải lương đồng ấu Minh Tơ với 4 thành viên gồm Thanh Tòng, Thanh Hoàng, Thành Phượng và Xuân Yến. Các diễn viên nhí diễn xuất sắc các vở tuồng cổ đòi hỏi khắt khe kỹ thuật ca diễn, vũ đạo. Bà bắt đầu được yêu mến từ dạo ấy.

Đến khi bé Thanh Hoàng được chọn vào vai bé Bo Bo trong vở Tiếng trống sang canh của đoàn Thủ Đô, tên tuổi của bà bật lên thành hiện tượng. Kể từ đó cái tên Thanh Hoàng biến mất thay vào đó là nghệ danh Bo Bo Hoàng.

Theo nghệ sĩ Bo Bo Hoàng, lần thăng hoa thứ hai trong cuộc đời bà là vai cô gái điếm trong tuồng Tiếng súng một giờ khuya. Vai diễn này giúp bà đoạt giải Thanh Tâm năm 1965. Lần thăng hoa thứ ba xuất hiện trong đời của Bo Bo Hoàng là vai nàng Cám trong tuồng Tấm Cám của đoàn Huỳnh Long sau năm 1975. Nếu các nghệ sĩ khác chỉ cần một vai diễn để đời thì bà có đến 3 nhân vật được khán giả yêu mến và nhắc mãi cho đến hôm nay.


N quái kit Bo Bo Hoàng và NSƯT Tú Sương trong v Tm Cám

Mới đây, quái kiệt sân khấu Bo Bo Hoàng xuất hiện tại chương trình Sao nối ngôi để hỗ trợ thí sinh Hà Mỹ Anh. Với gương mặt hốc hác, ánh mắt u buồn, vóc dáng gầy gò nhưng khi bước ra sân khấu bà vẫn “cháy” hết mình với vai diễn. 74 tuổi đời, 70 năm tuổi nghề nhưng Bo Bo Hoàng vẫn đam mê với sân khấu tuồng cổ và chắp cánh cho các tài năng ở vị trí đào, kép chánh.

Trong rất nhiều chương trình, các MC đã trân trọng giới thiệu “NSƯT Bo Bo Hoàng” với lòng yêu mến và ngưỡng mộ. Ngay sau đó, bà đã đính chính: “Xin thưa với mọi người, hiện nay tôi vẫn chưa phải là NSƯT. Cứ gọi tôi là nghệ sĩ Bo Bo Hoàng là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi…”.

Hiện tại, bà sống trong một ngôi nhà nhỏ trong con hẻm trên đường Hồ Hảo Hớn, Q.1, TP.HCM. Sau khi rời sàn diễn, bà quay về đây. Trong góc phòng nhỏ với lỉnh kỉnh những vật dụng làm mão, làm trang phục tuồng cổ theo đơn đặt hàng của các đoàn hát. “Diễn quanh năm mà cứ khổ thì phải xoay xở để có đủ thu nhập nuôi sống bản thân theo đuổi cái nghề mà mình trót đam mê” - bà nói.

Anh Khôi