Thứ bảy, 22/2/2020, 21h33

Hoạt động trải nghiệm, sáng tạo: Không thể xem nhẹ vai trò của Tổng phụ trách Đội

Tng ph trách Đi (TPTĐ) cn phi đưc quan tâm nhiu hơn v chế đ, bi dưng đ phù hp vi thc tin là nhng ý kiến đưc đưa ra trong Hi tho khoa hc “Vai trò ca TPTĐ trong vic t chc các hot đng tri nghim, sáng to cho HS”. Hi tho do Hc vin Thanh thiếu niên Vit Nam - Phân vin min Nam va t chc.

Hc sinh Trưng TH Nguyn Thái Hc (Q.1) trong mt hot đng tri nghim

Ph thuc nhiu vào hiu trưng, ph huynh

Có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác TPTĐ, thầy Hà Quốc Kiệt (TPTĐ Trường THCS Hoa Lư, Q.9) chia sẻ, để các hoạt động trải nghiệm (TN), sáng tạo (ST) đi vào thực chất thì nội dung, hình thức phải phù hợp với lứa tuổi HS, tốt nhất là tổ chức theo hình thức TN hàng tuần và trao quyền TN cho HS.

“Bản thân mỗi đơn vị, mỗi TPTĐ đều có những năng lực và thế mạnh khác nhau. Để phát huy được năng lực và vai trò đó, ngoài việc phải có cơ chế phù hợp thì TPTĐ còn cần đến sự hỗ trợ, thống nhất của tập thể nhà trường, từ ban lãnh đạo đến giáo viên, để các hoạt động TN, ST cho HS được đi vào chiều sâu, thực chất hơn”, thầy Kiệt nói.

Trong đó, thầy Kiệt cho rằng, tác động của người đứng đầu nhà trường là rất lớn, tựa như “đòn bẩy” để tạo động lực cho TPTĐ và kéo theo sự hỗ trợ của giáo viên trong trường, dù có thể là miễn cưỡng. Nhiều khi TPTĐ rất muốn làm nhưng hiệu trưởng không mặn mà thì có thể sẽ làm cho có.

Thầy Lê Văn Tú (TPTĐ Trường TH Giồng Ông Tố, Q.2) cho biết, hiện tại TPTĐ được đánh giá theo vị trí việc làm chứ không còn theo cấp bậc lương hưu nữa. Như vậy có nghĩa là dù người làm TPTĐ lâu năm với người mới ra trường thì chế độ ưu đãi cũng như nhau.

“Chế độ ưu đãi không phải là điều thu hút người làm công tác TPTĐ mà đôi khi chỉ là cái duyên, là việc yêu trẻ, say mê các hoạt động phong trào”, thầy Tú tâm sự.

Cũng theo thầy Tú, các hoạt động TN, ST có “nổi” hay không phụ thuộc nhiều vào hiệu trưởng. Nói vui là nếu hiệu trưởng thích bóng đá thì bóng đá nổi, thích nhạc thì nhạc nổi, tức là thích cái gì thì cái đó nổi. Trong khi đó, hoạt động TN GD kỹ năng sống cho HS lại phải có mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, từng bước trang bị cho HS kiến thức. Không chỉ hiệu trưởng, phụ huynh cũng là yếu tố tác động đến các hoạt động TN, ST. Bởi nếu phụ huynh không nhận thức được vai trò, ý nghĩa của hoạt động thì khi TPTĐ triển khai cũng không đạt hiệu quả. Vì vậy, để hoạt động TN như một hoạt động GD chính quy cần phải được xem như một môn học. Ngoài ra, các mô hình TN dường như đang tự bơi, không thống nhất ở các đơn vị trong cùng một địa phương. Việc bồi dưỡng, định hướng cho TPTĐ là điều rất cần thiết.

Đòi hi cao trong chương trình GDPT mi

Chia sẻ tại hội thảo, cô Nguyễn Vũ Minh Giao (chuyên viên Phòng GD-ĐT Q.2) khẳng định, vai trò của TPTĐ trong mỗi cơ sở GD là tham mưu cho ban lãnh đạo nhà trường, xây dựng và triển khai các hoạt động GD TN, ST phù hợp với thực tế của đơn vị để mang lại cho HS các TN sống.

“Để làm tốt vai trò này, cần phải có tâm và tầm. Trong mỗi một giai đoạn, TPTĐ phải thay đổi để phù hợp với tâm lý HS. Cùng một độ tuổi nhưng có thể giai đoạn này trẻ thích cái này, giai đoạn khác lại thích cái kia. Ví dụ như trước đây khi dạy trẻ kỹ năng cắt dán thủ công thì chúng ta có thể dạy trên giấy, nhưng bây giờ phải dạy trẻ cắt dán trên máy tính mới mong thu hút được trẻ”, cô Giao nói.

Đặt trong những thay đổi của chương trình GDPT mới khi các hoạt động TN, ST được đẩy mạnh, trở thành hoạt động GD bắt buộc, đòi hỏi cao cả về mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức đến việc đánh giá kết quả, cô Giao cho rằng, TPTĐ cần phải nâng cao các nội dung về thực hành xã hội trong khâu tổ chức.

Phân tích sâu hơn, ThS. Vũ Kim Xuyến - Phó Trưởng khoa Công tác Thanh thiếu niên, Phân viện miền Nam - nhìn nhận, phần nhiều TPTĐ hiện nay đang làm việc theo kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản, kiêm nhiệm nhiều công tác.

“Tại TP.HCM, các đơn vị GD rất khó tuyển giáo viên TPTĐ do vai trò nặng, đòi hỏi cao; nghỉ hè, lễ, Tết khi giáo viên được nghỉ thì TPTĐ có khi còn phải làm công tác xã hội nhưng ngược lại chế độ, phụ cấp lại thấp”, ThS. Xuyến nêu.

ThS. Xuyến cho rằng, để các hoạt động TN, ST thu hút HS thì trước hết phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thậm chí đưa CNTT vào trong hoạt động TN. Đặc biệt, để bắt kịp với những yêu cầu cao của GD trong chương trình GDPT mới khi không chỉ là GD TN (bậc TH) mà còn là GD TN hướng nghiệp (bậc THCS, THPT), đội ngũ TPTĐ cần phải được đào tạo lại một cách bài bản. Các chương trình đào tạo sẽ theo các cấp độ khác nhau từ tập huấn, bồi dưỡng cho đến đào tạo chuyên sâu, để làm sao TPTĐ hiểu đúng về chương trình GDPT mới, hiểu đúng về bản chất mục tiêu của các chương trình TN để triển khai có chiều sâu, hiệu quả.

Bài, ảnh: Đ Lan