Thứ ba, 5/11/2019, 21h48

Học sinh TP.HCM tự tin “tiếp” bạn quốc tế

Trong xu thế hi nhp toàn cu, vic trao đi, giao lưu, hp tác giáo dc gia các quc gia là hot đng đưc TP.HCM rt chú trng. Nhiu trưng hc ti TP đã mnh dn, t tin “tiếp” nhng đoàn giáo viên, HS nưc ngoài, coi đây là dp đ giao lưu, hc hi; đng thi qung bá văn hóa Vit Nam đến bn bè quc tế.

Cô trò Trưng THCS Hà Huy Tp cùng giáo viên, HS Singapore

Thiết kế thip hình áo dài tng “khách”

Tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), hàng năm thầy và trò đón từ 2-3 đoàn ở các quốc gia khác nhau. Gần đây nhất, nhà trường đã tiếp đoàn 40 cán bộ quản lý đến từ Malaysia sang học hỏi về ứng dụng CNTT trong dạy học.

“Mặc dù là đối tượng giáo viên nhưng nhà trường cũng tạo điều kiện để HS có cơ hội được giao lưu, tiếp xúc và rèn luyện khả năng tiếng Anh của mình một cách thực tế nhất. Chính các em HS là người dẫn giáo viên nước bạn đi tham quan trường, giới thiệu khuôn viên nhà trường và các phòng chức năng, phòng học cũng như các trò chơi dân gian của Việt Nam…”, cô Tống Thị Mai Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết.

Cũng theo cô Hương, HS còn tự tin thuyết trình, làm MC quảng bá đến “khách” về TP.HCM, tự tay thiết kế những tấm thiệp hình áo dài để tặng “khách”.

“Chỉ qua những hoạt động giao lưu như thế này, giáo viên mới hiểu được HS mạnh ở điểm nào. Nhiều em sử dụng tiếng Anh tự tin đến mức mà chính giáo viên cũng phải ngỡ ngàng. Có thể, nhiều chỗ phát âm chưa được chuẩn, ngữ pháp câu từ chưa được sát nghĩa nhưng để các em dám nói, dám thể hiện bản thân trước người lạ đã là những thành công nhất định”, cô Hương nhấn mạnh.

Từ những hoạt động giao lưu đã giúp Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm có thêm những hướng mở để đẩy mạnh việc giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường, chú trọng ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho HS.

Dn HS quc tế do… Sài Gòn

Mỗi năm Trường THPT Bùi Thị Xuân đón cả chục đoàn HS, giáo viên từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đến giao lưu, học hỏi. Những buổi giao lưu dần trở thành “đặc sản” của trường, là dịp để HS nhà trường thể hiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, khả năng nói tiếng Trung, Nhật, Hàn trong chương trình ngoại ngữ 2.

“HS không những nói, hát mà còn “đưa” HS, giáo viên nước bạn hòa mình vào rất nhiều hoạt động của Đoàn trường, những trò chơi dân gian Việt Nam. Đồng thời, các em tự tin giới thiệu về nét đặc trưng của trường, của TP.HCM, về văn hóa lịch sử của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung”, thầy Nguyễn Duy Tâm - Phó Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ.

Với những đoàn lưu lại lâu, thầy Tâm cho hay, HS nhà trường còn thành lập nhóm để dẫn đoàn đi tham quan, trải nghiệm TP.HCM tại những điểm du lịch nổi tiếng của TP, thưởng thức những món ăn đặc trưng của Việt Nam, qua đó quảng bá TP, quảng bá Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

“Sau mỗi chuyến giao lưu, các em lại có thêm những người bạn mới ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhiều em còn giữ mối liên hệ lâu bền qua địa chỉ email, mạng xã hội, chia sẻ những thông tin về học tập, về cuộc sống. Càng ngày số lượng các đoàn giao lưu càng nhiều. Trong xu hướng đẩy mạnh hợp tác giáo dục toàn cầu, các chuyến giao lưu mở ra cơ hội để HS trao đổi, tìm hiểu thêm về văn hóa quốc tế, học hỏi về giáo dục, ngôn ngữ, văn hóa, con người ở nhiều quốc gia. Chính từ những cơ hội giao tiếp này, các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp, tự tin bước ra thế giới, trở thành những đại sứ văn hóa Việt đến bạn bè quốc tế”, thầy Tâm khẳng định.

Cơ hi HS rèn tiếng Anh

Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) cũng vừa đón thành công đoàn HS và giáo viên đến từ Trường St. Hilda’s Primany, Singapore. Đây là lần đầu tiên cô và trò nhà trường tiếp đón “khách nước ngoài”. Trong khuôn khổ 2 buổi giao lưu, 31 HS của trường đã “trổ tài” giới thiệu văn hóa truyền thống, bản sắc Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Từ những món ăn như phở, bánh bột chiên, chả giò đến nón lá, áo dài và các trò chơi dân gian đậm bản sắc Việt như bịt mắt đập heo…

“Mặc dù là lần đầu tiên, với rất nhiều băn khoăn nhưng lại tạo điều kiện để HS nhà trường tìm hiểu về văn hóa, truyền thống của chính nước mình và cả nước bạn. Do đặc thù Singapore là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi sắc tộc lại mang theo những nét văn hóa khác nhau. Vì vậy, để tiếp đón khách, buộc HS phải tự tìm hiểu về sự đa dạng văn hóa này để cho phù hợp. Đơn giản như khi quảng bá phở Việt Nam, thay vì phở bò thì sẽ là phở gà; chả giò thay vì thịt heo thì sử dụng thịt gà, tôm… Không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn thể hiện chính “thể diện” của dân tộc”, cô Hứa Thị Diễm Trâm - Hiệu trưởng nhà trường - bày tỏ.

HS Trưng THPT Bùi Th Xuân tham gia hot đng th thao cùng HS Đài Loan ti sân trưng

Ngoài những hiểu biết về văn hóa, truyền thống của nước bạn, trên hết, cô Trâm cho rằng, chuyến giao lưu đã tạo ra trải nghiệm bổ ích để HS thể hiện, rèn luyện khả năng ngoại ngữ, sự thân thiện trong giao tiếp và hành xử, từ đó là động lực để các em học tốt hơn tiếng Anh.

“Trong hội nhập toàn cầu, một HS để trưởng thành không chỉ cần đến những kiến thức từ ghế nhà trường mà còn đến từ những hoạt động trải nghiệm, rèn luyện. Tự tin giao tiếp với bạn bè quốc tế, tự tin quảng bá văn hóa Việt Nam, tự tin bước ra thế giới với những hiểu biết về văn hóa nước bạn… cũng là một trong những mục tiêu giáo dục được nhà trường đặt ra trong thời 4.0 hiện nay”, cô Trâm nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Nam Đnh