Thứ ba, 19/11/2019, 16h51

Hơn 60 năm “thổi hồn” cho đàn tranh Việt

Đến vi đàn tranh mt cách tình c t năm 14 tui, sut hơn 60 năm qua, NGƯT, ngh sĩ Phm Thúy Hoan đã cùng cây đàn tranh ca mình rong rui khp nơi đ mang tiếng đàn đến vi công chúng. Vi tâm huyết và tài năng, cô còn tham gia vào vic ging dy, nuôi dưng nhiu tay đàn tranh danh tiếng hin nay.

Cô Thúy Hoan đang tn tình dy các em hc đàn tranh, thi sáo

“Thi hn” cho nhng câu ca dao, dân ca

NGƯT, nghệ sĩ Phạm Thúy Hoan sinh năm 1942 tại Nam Định. Năm 10 tuổi, gia đình cô chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Năm 1962-1963, tốt nghiệp thủ khoa môn đàn tranh và thủ khoa môn âm nhạc phổ thông, sau đó trở thành giảng viên giảng dạy môn đàn tranh của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn (nay là Nhạc viện TP.HCM). Trong cuộc đời giảng dạy, cô đã nuôi dưỡng và tạo nên nhiều tay đàn danh tiếng như: NSƯT - TS. Hải Phượng, nghệ sĩ Hải Yến, nghệ sĩ Uyên Trâm, nghệ sĩ Minh Châu…

Kể về thời niên thiếu, NGƯT, nghệ sĩ Thúy Hoan cho biết cô từng ước mơ trở thành một giáo viên dạy văn, mong muốn đem hết tình yêu văn chương của mình để chia sẻ cùng thế hệ đi sau và mong muốn tìm ra một cách tối ưu nhất để truyền đạt văn chương đến với các em học sinh sao cho thật sinh động. Rồi duyên đã mang cô đến với đàn tranh rồi trở nên say mê cây đàn này và gắn bó mãi cho đến bây giờ. Cô Thúy Hoan cho rằng: “Nhờ đàn tranh tôi có thể truyền cảm hứng yêu văn chương đến với các em học sinh, thay vì đọc những bài ca dao, những câu thơ lục bát một cách bình thường thì mình có thể dùng đàn tranh lồng vào đó những giai điệu dân ca quen thuộc, đi vào lòng người một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và thấm thía hơn”.

Với suy nghĩ đó, cô Thúy Hoan đã thật sự làm cho những câu ca dao, dân ca trở nên mới mẻ, dễ đi vào lòng người. Những hình ảnh quê hương đất nước dân dã, tình cảm tốt đẹp của con người, tất cả đều có trong những giai điệu đàn tranh như hình ảnh cánh cò lả, nghiêng nghiêng vành nón lá, mái chèo, con đò… Cây đàn tranh có thể thể hiện đầy đủ các cung bậc cảm xúc của con người như vui buồn, giận hờn, thương yêu, hỉ nộ ái ố… từ nhẹ nhàng, sâu lắng đến cao trào, kịch tính. “Đối với bộ môn nào, thể loại nào cũng vậy, người khác có dễ dàng tiếp nhận hay không thì một phần lớn là do người truyền đạt có tạo được cảm hứng cho họ hay không, vì vậy, phương pháp truyền đạt là rất quan trọng” - cô Thúy Hoan chia sẻ.

Hình nh cô giáo v hưu vn mit mài dy âm nhc dân tc cho thế h tr

Không chỉ giảng dạy, cô còn tham gia nghiên cứu và thành quả của cô đều được đón nhận khi được đưa vào sử dụng trong giáo trình giảng dạy tại hầu hết các cơ sở đào tạo nhạc cụ dân tộc trên toàn quốc như: Phương pháp đàn tranh (tập I, II, III, IV); Ca khúc soạn cho đàn tranh (I, II, III, IV, V); Dân ca soạn cho đàn tranh (I, II, III); Cuốn bài hát dân ca gồm 70 bài và một cuốn CD dạy học đàn tranh dành cho cuốn I, II. Bên cạnh đó cô còn nhiều tác phẩm viết cho đàn tranh tiêu biểu như: Mùa thu quê hương, Tình ca xứ Huế, Tình ca đất Bắc, Tình ca miền Nam, Chim quyên… “Ca dao, dân ca thường dành cho người lớn nên ở lứa tuổi nhỏ như các em học sinh sẽ không hiểu nên tôi phải sáng tác lại lời mới cho mượt mà dễ nhớ hơn. Hình ảnh người phụ nữ mặc chiếc áo dài, đầu đội khăn đóng ngồi trước cây đàn tranh gảy uyển chuyển, thon thả như đang múa đẹp biết bao, đó chính là nét đặc trưng của đất nước mình. Do vậy tôi luôn muốn tiếng đàn tranh bay cao, bay xa và làm say mê những người trẻ  - cô Thúy Hoan bày tỏ.

Truyn cm hng âm nhc dân tc cho thế h tr

Dù tuổi đã cao, nhưng NGƯT, nghệ sĩ Thúy Hoan vẫn nhiệt huyết và cháy hết mình với âm nhạc dân tộc khi mở lớp dạy đàn tranh cho mọi thành phần. Cứ chủ nhật hàng tuần là tại Cung Văn hóa Lao động TP.HCM lại vang lên tiếng đàn tranh trong trẻo, trữ tình, đầy cung bậc cảm xúc.  Ở đó người già người trẻ đều có thể bay bổng với từng nhịp đàn. Cô Thúy Hoan cho biết: “Các lớp học đàn tranh ở đây thuộc CLB Tiếng hát quê hương - nơi để mọi người vừa học âm nhạc dân tộc vừa thể hiện tài năng và giải trí sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi”.

Tng nhiu ln đi din cho Vit Nam đi biu din, giao lưu văn hóa  nhiu nưc, NGƯT, ngh sĩ Thúy Hoan nhn đnh: “Ngưi nưc ngoài cũng rt thích đàn tranh Vit Nam. Ban đu h tìm đến vì tò mò, sau khi nghe tiếng đàn thì rt thích. Vì vy mình càng phi n lc đ đàn tranh vươn xa hơn bi đó là nim t hào ca dân tc” - cô Thúy Hoan trăn tr.

CLB Tiếng hát quê hương do cô thành lập từ thời còn đi dạy học. Mỗi năm, CLB đều có tổ chức cuộc thi dành cho lứa tuổi học sinh để giúp các em có thêm niềm vui riêng, đồng thời là sợi dây để kết nối các em với âm nhạc dân tộc và phát hiện đam mê của mình.

Nhìn cô tất bật cùng với các học trò, bàn ghế, loay hoay đi tới đi lui kiểm tra từng dây đàn, móng gảy cho các “nghệ sĩ” trước khi lên lớp, mới thấy được tình yêu của cô đối với cây đàn tranh lớn biết nhường nào. “Nhìn thấy có nhiều cháu nhỏ yêu thích và tìm đến học đàn tranh, tôi mừng lắm. Mong sao ngày càng nhiều hơn nữa để có được thế hệ tiếp nối” - cô Thúy Hoan bộc bạch.

Bài, ảnh: Kiu Khánh