Thứ sáu, 19/8/2022, 09h25

“Ngăn dòng” nghỉ việc của nhân viên y tế: Cách nào?

T đu năm 2021 đến nay, cc có khong 10 ngàn nhân viên y tế ngh vic. Và TP.HCM là đa phương có đông nhân viên y tế ngh vic nht. Vì đâu nên ni?


T
 khi dch bnh Covid-19 bùng phát, áp lc ca nhân viên y tế càng nng hơn

Ti thân vi ngh

Thay vì tự hào với ngành như vốn có xưa nay, không ít nhân viên y tế cảm thấy vô cùng tủi thân. Bởi việc thì nhiều mà thu nhập chẳng đáng bao nhiêu…

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Lộc - Viện trưởng Viện Y học Dân tộc TP.HCM - cho rằng, nhân viên y tế nghỉ việc bởi nhiều lý do. Hiện nay những người làm trong ngành y đang có sự tủi thân đối với nghề bởi không có phụ cấp thâm niên trong khi công việc áp lực, vất vả. Có nhân viên làm tuyến cấp cứu 3 ca, 4 kíp sau đó phải được nghỉ ngơi, dưỡng sức nhưng vì cơ quan, vì bệnh nhân vẫn phải ở lại làm tiếp.

“Từ ngày này qua tháng nọ, nhân viên y tế không còn thời gian dành cho gia đình, con cái. Có người từng tâm sự với tôi muốn nghỉ việc vì quá mệt. Sau khi chống dịch xong họ giống như cục pin hết nguồn”, bác sĩ Lộc chia sẻ.

Tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thời gian qua có 12 nhân viên y tế xin nghỉ việc, trong đó có 4 bác sĩ. Nhằm đáp ứng công tác khám chữa bệnh, bác sĩ Trần Văn Khanh - Giám đốc bệnh viện - kiến nghị, cần có sự quan tâm đầu tư về nhân sự ngành y hơn nữa.

Về vấn đề này, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết - Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương - cũng mong TP có các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhân viên y tế để họ yên tâm gắn bó và hãnh diện với nghề. Bởi hiện nay, bác sĩ học 7 năm ra làm việc nhưng nhận lương chỉ 7-8 triệu đồng/tháng. Có thể họ gắn bó với ngành y tế TP một năm, 5 năm nhưng 10, 20 năm thì khó vì không thể sống được với mức lương thấp như hiện nay.

Ngoài ra, theo bác sĩ Tuyết thì trước đây TP.HCM có nguồn vốn kích cầu hỗ trợ ngành y tế đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao công tác khám chữa bệnh. Tuy nhiên, gần đây nguồn vốn vay kích cầu bị “đóng băng” do những thay đổi liên quan đến Luật Đầu tư công. TP nên quay lại thực hiện cho vay vốn kích cầu để các bệnh viện có thể đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị vì đây là những điều kiện cơ bản để phát triển.

Tại Trung tâm Y tế quận 1, từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đến nay có 21 nhân viên y tế nghỉ việc, trong đó có người từng làm 10 năm. Trung tâm phải đào tạo bác sĩ tại chỗ nhưng đào tạo xong thì họ lại bỏ đi nơi khác. Thậm chí, Sở Y tế phân công bác sĩ trẻ về nhưng sau đó cũng nghỉ việc. Về cơ sở vật chất, trung tâm có 4 cơ sở nhưng chỉ có 1 cơ sở chính được xây dựng vào năm 2016 và cũng chưa đủ diện tích hoạt động theo quy định mới. Riêng trạm y tế, các trạm y tế Cầu Ông Lãnh, Nguyễn Cư Trinh xuống cấp nghiêm trọng.

Bác sĩ Đỗ Thị Tân - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận 1 - mong muốn trung tâm được đầu tư cơ sở vật chất tập trung vào một mối để quản lý hoạt động và các phòng chức năng tốt hơn. Về nhân lực, TP cần có cơ chế chính sách thu hút bác sĩ chuyên khoa trẻ về làm việc lâu dài.

“Chỉ khi cơ sở vật chất và nhân sự đầy đủ mới đảm bảo công tác khám, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân…”, bác sĩ Tân nói.

Cn có chính sách h tr lâu dài

Để giảm bớt khó khăn, nhất là khó khăn về nhân sự cho các cơ sở khám chữa bệnh, phòng chống dịch; Sở Y tế kiến nghị TP tiếp tục thực hiện Nghị quyết 01/2022 của HĐND TP.HCM về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực trạm y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và đến năm 2025; đồng thời cần có chính sách hỗ trợ lâu dài, không giảm số biên chế ngành y tế. Song song đó TP nên đánh giá lại khả năng tự chủ của các cơ sở y tế để cấp kinh phí hoạt động phù hợp; có giải pháp hỗ trợ các đơn vị tự chủ chi thường xuyên về việc trích lập nguồn cải cách tiền lương để đảm bảo thu nhập tăng thêm cho nhân viên y tế…

Bác sĩ Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP - cho biết, giai đoạn hậu Covid-19, TP.HCM đang đối diện với thách thức dịch chồng dịch, nguy cơ thiếu thuốc, vật tư y tế.  TP đã xuất hiện tâm trạng lo lắng trong một bộ phận nhân viên y tế. Bên cạnh đó là biến động nguồn nhân lực y tế, nhân viên y tế công lập nghỉ việc có xu hướng tăng, một số cán bộ quản lý y tế xin nghỉ việc...

Cụ thể, năm 2021 có 42.914 người làm việc. Đến 6 tháng đầu năm 2022 giảm 306 người. “Tuy số người làm việc giảm không nhiều so với năm 2021 nhưng gây khó khăn không nhỏ cho các cơ sở y tế công lập vì hầu hết người nghỉ việc đều có thâm niên, kinh nghiệm. Còn người mới được tuyển dụng cần có thời gian thực hành, thực tập”, bác sĩ Thượng cho hay.

Trước những khó khăn của ngành y tế, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định: “Lãnh đạo TP luôn sát cánh cùng ngành y, cam kết sẽ làm hết sức những gì có thể”.

Theo ông Nên, TP.HCM vừa có ít tháng tạm bình yên để phục hồi kinh tế nhưng dịch sốt xuất huyết bùng phát khiến những người làm công tác y tế luôn áp lực. Sứ mệnh chăm lo sức khỏe cho hơn 10 triệu người dân TP không đơn giản, đòi hỏi ngành y phải tiếp tục chiến đấu, tiếp tục hy sinh, xoay xở để vượt qua.

Về những kiến nghị của ngành y tế, ông Nên cho hay, lãnh đạo TP quyết tâm tạo chuyển biến, trước mắt để tạo sự yên tâm cho đội ngũ nhân viên y tế.

Minh Phương