Thứ năm, 15/4/2021, 12h15

Nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập vẫn còn hiện hữu

Mc dù nưc ta đã không còn ghi nhn ca nhim Covid-19 trong cng đng nhưng tình hình dch bnh trên thế gii nói chung và các nưc láng ging nói riêng vn còn rt phc tp nên nguy cơ dch bùng phát tr li luôn chc ch. Đ hn chế đến mc thp nht nguy cơ dch bnh xy ra, B Y tế đã t chc nhiu đoàn đi kim tra công tác phòng chng dch ti mt s tnh, thành…


Đi ngũ y, bác sĩ TP.HCM đang đưc tiêm vaccine phòng dch Covid-19. Ảnh: H.Triều

TP.HCM thc hin tt công tác tiêm chng

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khi đi kiểm tra công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 địa bàn TP.HCM. Thứ trưởng cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra Bệnh viện Hùng Vương, khách sạn Norfolk (Q.1) và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của TP.

Báo cáo về công tác tiêm chủng vaccine Covid-19, ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM - cho biết, TP.HCM được giao 8.000 liều vaccine phòng Covid-19. Từ ngày 8-3-2021 công tác triển khai tiêm chủng được bắt đầu thực hiện. Trước đó, ngành y tế TP đã tổ chức tập huấn công tác an toàn tiêm chủng cho các cơ sở y tế, nhân viên y tế, xây dựng lịch tiêm cụ thể và tổ chức giám sát công tác thực hiện, đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng. Công tác tiêm chủng đợt 1 dự kiến sẽ kết thúc vào giữa tháng 4-2021.

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, công tác triển khai tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid-19 trên địa bàn TP.HCM đang được thực hiện rất tốt. TP đã tiến hành rà soát kỹ các đối tượng, chuẩn bị kỹ từ nhân lực, thuốc men để tổ chức các buổi tiêm chủng đảm bảo an toàn. Qua kiểm tra thực tế, các công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện đã đảm bảo đúng yêu cầu hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế; tại cơ sở tiêm đã tuân thủ hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, triển khai đầy đủ các bước, quy trình tiêm chủng, chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, nhân lực, đảm bảo đủ vaccine, cơ số thuốc để sẵn sàng xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, TP.HCM là một trong 2 địa phương có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước; cũng là địa phương có những đặc thù về biến động dân cư. Do đó cần tiếp tục nỗ lực thực hiện quyết tâm trong phòng chống dịch bệnh để đảm bảo các “lá chắn” phòng, chống dịch; giữ vững được các kết quả phòng, chống dịch trong thời gian vừa qua.

“SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 là virus gây bệnh truyền nhiễm mới, thường xuyên có biến chủng; do đó công tác tiêm chủng vaccine ngừa bệnh cần vừa thực hiện vừa nghiên cứu, rút kinh nghiệm và điều chỉnh để phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống dịch, an toàn hơn trong công tác tiêm chủng. Quan trọng nhất trong công tác tiêm chủng là khâu khám sàng lọc trước tiêm. Vậy nên các cơ sở tiêm chủng cần thực hiện khám sàng lọc kỹ, không bị áp lực bởi số lượng tiêm chủng. Việc khám sàng lọc được thực hiện tốt sẽ giảm các trường hợp có phản ứng sau tiêm đến mức thấp nhất. Người dân sẽ tin tưởng hơn trong công tác tiêm chủng vaccine”, ông Tuyên nói.

Ông Tuyên cũng chỉ đạo ngành y tế TP.HCM cần tập huấn kỹ cho đội ngũ nhân lực trực tiếp tham gia vào công tác tiêm chủng từ tuyến TP đến tuyến quận, huyện và y tế cơ sở; từng trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế tham gia chuẩn bị cho kế hoạch tiêm chủng vaccine khi lượng vaccine cung ứng về nhiều và triển khai tiêm chủng vaccine trên diện rộng. Tại các điểm tiêm cộng đồng ngoài cơ sở y tế, phải tăng cường cơ số thuốc chống sốc, sẵn sàng thêm nhân lực có chuyên môn trong xử lý các phản ứng sau tiêm. Trung tâm y tế tuyến quận, huyện trở lên cần chuẩn bị các đội cấp cứu lưu động để khi xảy ra tình huống sẽ sẵn sàng hỗ trợ.

Cn kim soát tt nhp cnh

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, TP.HCM giáp ranh với các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ là những địa phương có đường biên giới, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vẫn còn hiện hữu. Vậy nên cần kiểm soát tốt nhập cảnh, tiếp tục thực hiện chặt chẽ, kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép vào TP. Xử lý nghiêm cả cơ sở tổ chức cách ly cho người nhập cảnh trái phép. Nếu có ca bệnh cần khoanh vùng diện hẹp, kịp thời dập dịch. Những trường hợp nghi ngờ cần xét nghiệm diện rộng nhưng theo chỉ định và tăng cường giám sát phát hiện sớm ca nghi ngờ. Thậm chí TP cần sẵn sàng các phương án cho bệnh viện dã chiến khi có các tình huống số ca bệnh tăng.

“Để phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả trong tình hình mới, ngành y tế TP.HCM cần tập trung các nguyên tắc để huy động được sức mạnh của toàn dân, như: “Chống dịch như chống giặc”; Nguyên tắc 4 tại chỗ (dự phòng, cách ly điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị thuốc men phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ); Nguyên tắc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, đặc biệt là nguyên tắc “5K + Vaccine”. Hiện nay chúng ta thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc 5K đang rất tốt. Vaccine mới được triển khai tiêm trong khi hiện nay lượng vaccine tiếp cận được vẫn còn rất ít. Do đó người dân không được chủ quan, lơ là, vẫn tiếp tục đẩy mạnh “5K + Vaccine” để phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao nhất”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Kinh nghim phòng chng Covid-19 Đà Nng cn nhân rng

Tại Đà Nẵng, đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm Trưởng đoàn cũng đã đi kiểm tra thực tế tại một số bệnh viện về tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19; đồng thời làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP.

Báo cáo của Sở Y tế Đà Nẵng cho biết, từ năm 2020 đến nay, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng thu dung điều trị 34 ca, 31 đã khỏi bệnh; trong đó có bệnh nhân số 1536 được đánh giá là nặng nhất cũng được chữa khỏi và chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị bệnh nền. Năm 2020, Đà Nẵng ghi nhận 415 ca mắc Covid-19. Trong 3 tháng đầu năm 2021, Đà Nẵng ghi nhận 14 ca mắc Covid-19, trong đó 11 ca đã ra viện.

Dịch bệnh xảy ra trong cộng đồng, Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Về cơ sở vật chất được chuẩn bị đầy đủ: Bệnh viện Phổi có 100 giường, Bệnh viện dã chiến Hòa Vang bố trí 200 giường bệnh, Bệnh viện dã chiến tại Cung Thể thao Tiên Sơn có gần 1.000 giường bệnh… Bên cạnh đó TP đã thành lập 18 đội cơ động phản ứng nhanh, sẵn sàng hỗ trợ; 9 đơn vị xét nghiệm sàng lọc, 4 đơn vị xét nghiệm khẳng định. Đà Nẵng cũng đã thực hiện nghiêm túc lệnh giãn cách, quy định cho người dân đi chợ theo phiên để tránh việc tiếp xúc đông người.

“Đà Nẵng đã kiên định 5 chiến lược phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, gồm: Ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, chủ động phát hiện sớm, truy vết thần tốc, cách ly và khoanh vùng khẩn trương, điều trị hiệu quả và phương châm 4 tại chỗ. Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt từ TP, sự vào cuộc của tất cả các ban ngành và đồng thuận của người dân nên công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả tốt”, bà Trần Thanh Thủy - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng - cho biết.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Đà Nẵng trong công tác phòng, chống dịch; nhất là sự đoàn kết đồng lòng từ mỗi người dân đến ý thức trách nhiệm của các ban ngành, sự hết mình của đội ngũ y bác sĩ để sớm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Bài học kinh nghiệm từ phòng chống dịch Covid-19 của Đà Nẵng là bài học lớn để các địa phương khác trong cả nước áp dụng triển khai thực hiện khi có dịch xảy ra.

Dịp này, thay mặt Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đã trao bằng khen cho 3 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống Covid-19 tại Đà Nẵng.

Hòa Triu - Hàn Giang