Thứ sáu, 5/4/2024, 14h21

Nha Trang - Ấn tượng 100 năm!

Ngày 2-4-2024, ti Trung tâm Hi ngh tnh Khánh Hòa, thành ph Nha Trang long trng t chc L k nim 100 năm xây dng và phát trin thành ph Nha Trang (1924-2024) và 15 năm Nha Trang đưc công nhn là đô th loi 1 trc thuc tnh Khánh Hòa (22-4-2009/ 22-4-2024).


Mt góc bình yên ca thành ph bin Nha Trang

Đây là một sự kiện chính trị, văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Nha Trang, là dịp để ôn lại quá trình xây dựng và phát triển của vùng đất Nha Trang - Khánh Hòa, qua đó tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng và cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân thành phố phát huy ý chí tự lực tự cường, khát vọng phát triển, ra sức phấn đấu xây dựng quê hương Nha Trang ngày càng phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

X s ca trm hương

Thành phố biển thơ mộng Nha Trang, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Ngày nay, khi nói về lịch sử hình thành và phát triển của các tỉnh duyên hải miền Trung, Khánh Hòa được xem là vùng đất có vị trí lịch sử đặc biệt, gắn liền với sự kiện: Năm Quý Tỵ 1963 (chúa Hiền) Nguyễn Phước Tần cho mở rộng biên giới nước ta vươn tới bờ sông Phan Rang (về phía Tây mở rộng đến sông Mê Kông và phía Đông giáp biển, chi phối các quần đảo Trường Sa). Như vậy, phần đất mở rộng từ mũi Đá Bia đến Phan Rang chính là vùng đất Khánh Hòa ngày nay. Nếu lấy mốc từ năm 1653 là cơ sở thì đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã hơn 370 năm.

Theo sử liệu, đến năm 1924, nhận thấy vị trí Nha Trang ngày càng trở nên quan trọng, dân cư tập trung mua bán nhiều và tương lai có thể phát triển mạnh, vua Khải Định ban hành Dụ ngày 11-6-1924, được toàn quyền Đông Dương chuẩn y bằng nghị định ngày 30-6-1924, thiết lập thị xã Nha Trang. Đến ngày 22-4-2009, thành phố Nha Trang chính thức được công nhận đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Sau 15 năm, Nha Trang đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, xứng tầm là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân của tỉnh; đồng thời là trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước và quốc tế.

Ai đã đặt chân đến Nha Trang đều muốn lưu giữ hình ảnh của mình ở tháp Trầm Hương, đặt trước bãi biển đẹp trên đường Trần Phú. Tháp Trầm Hương nơi đây, được xem như biểu tượng của một vùng đất văn hóa và nhiều huyền thoại. Không phải ngẫu nhiên,  nhà thơ Quách Tấn đã có một tác phẩm viết riêng về tỉnh Khánh Hòa - Nha Trang mang tên “Xứ Trầm Hương”, với câu thơ nổi tiếng: “Khánh Hòa là xứ trầm hương/ Non cao biển rộng người thương đi về”. Thật vậy, từ trong truyền thuyết dân gian, trong những trang sách nhiều đời còn ghi lại và qua cả số liệu thu được về xuất khẩu hàng năm thì Khánh Hòa vẫn là một trong những địa phương có thế mạnh về mặt hàng này. Dân địa phương đã đúc kết kinh nghiệm phân biệt các loại trầm hương, kỳ nam “Nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”.

Ngun gc đa danh Nha Trang

Còn nhớ, mỗi lần giọng hát huyền thoại của NSND Thanh Tuấn vang lên điệu phụng hoàng: “… Ơi biển Nha Trang, con sóng mênh mang làm vương vấn lòng người. Ai đến nơi đây khi xa rồi nhớ mãi. Nhớ hình bóng diễm kiều muôn thuở chẳng mờ phai…” luôn làm người nghe thổn thức về vẻ đẹp mỹ miều, thơ mộng của thành phố biển Nha Trang. Non nước Nha Trang đẹp thật, đẹp không chỉ nhờ bàn tay tô điểm của con người, mà còn do cảnh trí thiên nhiên đã an bài từ ngàn xưa. Non xanh nằm sát biển, biển lặng ôm chân non. Non nước hữu tình, sơn xuyên cẩm tú. Cho nên du khách: “Đi đâu cũng nhớ Khánh Hòa/ Nhớ biển Nha Trang gió mát, nhớ Ninh Hòa nhiều nem”.


Tác gi trưc tháp Trm Hương - biu tưng ca Nha Trang

Xét về nguồn gốc tên gọi Nha Trang, có nhiều cách giải thích. Ngoại trừ, cách giải thích vui tên gọi Nha Trang bắt nguồn từ “Nhà Trắng” (chỉ ngôi nhà của bác sĩ Yersin, có tường quét vôi trắng!), thì tên gọi Nha Trang có hai giả thuyết chính.

Một là, tên gọi này dựa vào nghĩa Hán Việt. Theo đó, “Trang” nghĩa là trang trại, Nha Trang là thể hiện dấu vết tổ chức nông nghiệp thời phong kiến. Hoặc cách giải thích khác, Nha (mầm), Trang (thôn trang), nghĩa là một thôn trang mới xuất hiện của xứ cũ...

Giả thuyết thứ hai, thuyết phục hơn, được đa số nhà nghiên cứu chấp nhận, tên gọi Nha Trang là địa danh phiên âm từ tiếng Chăm, tiếng nói của một dân tộc vốn cư trú lâu đời ở vùng đất này. Đó là Nha Trang nguyên là tên sông (chỉ sông Cái, Nha Trang). Sự tồn tại của địa danh này, được minh chứng qua cứ liệu: người Chăm có câu: “Kó ýa ru iku ýa trang” (nghĩa là đầu ở Ninh Hòa đuôi ở Nha Trang) để tả cảnh đông vui của dân chúng, kéo thành một đoàn dài vô tận. Thành tố “Ýa” trong tiếng Chăm có nghĩa là nước, sông , suối. “Trang” là cây lau. Ýa Nha Trang là sông lau là địa danh của người Việt gọi vùng đất đã thuộc chủ quyền của mình. Đến nay, hơn 3 thế kỷ, trải qua nhiều biến động lịch sử, ban đầu chỉ là tục danh, về sau trở thành địa danh hành chính chính thức, tên gọi Nha Trang tồn tại như một địa danh truyền thống cho đến ngày nay.

100 năm phát trin và phn vinh

Ngày nay, Nha Trang là một thành phố giàu và đẹp, có sức hấp dẫn kỳ diệu, hội tụ nơi đây cả núi non, sông biển, đầm vịnh, đồng ruộng, trù phú mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, có vị trí chiến lược quan trọng của khu vực, với tiềm năng về lâm, hải sản, thế mạnh về du lịch của một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích văn hóa của một nền văn minh xa xưa còn sót lại… Trải bao thăng trầm lịch sử, song tháp Bà Ponagar, Viện Hải Dương học, nhà thờ đá… những di tích lịch sử văn hóa vẫn uy nghi tồn tại, song hành với sự phát triển vượt bậc của các kiến trúc nguy nga, tráng lệ, của những khu công nghiệp ngày đêm chuyển mình... như những dấu ấn của thời gian, nhắc nhở các thế hệ luôn nhớ về lịch sử quá khứ hào hùng, để góp phần xây dựng và tô điểm nên vùng đất Nha Trang ngày nay. Lịch sử hình thành và phát triển của Nha Trang là quá trình không ngừng vươn lên đến cái đẹp và sự phồn vinh.

Đứng trước biển cả bao la, trong một buổi bình minh đẹp trời, chúng ta chỉ thấy mặt biển yên tĩnh như tờ, một màu xanh biếc, nồng thắm, có ngờ đâu dưới mặt nước ấy có biết bao nhiêu những sự kỳ lạ, huyền bí, phi thường. Nơi đây, không chỉ có cảnh đẹp, thức ăn ngon, lâm sản quý, mà còn có những con người thủy chung, chân thành nồng hậu, biết trân quý giữ gìn những gì tốt đẹp của truyền thống:

Đng Hòn Chng, trông sang Hòn Yến

Lên tháp Bà v viếng Sinh Trung

Giang sơn cm tú chp chùng

Đôi ta gn bó thy chung mt lòng.

ThS. Nguyn Hiếu Tín