Thứ năm, 15/4/2021, 12h24

Nhân viên y tế học đường: Quan trọng như… hiệu trưởng

Cùng vi kế toán, nhân viên y tế hc đưng (NVYTHĐ) là chc danh ngh nghip hin đang đưc tuyn dng theo dng hp đng trưng. Mc lương thp, ph cp ưu đãi không có nhưng khi lưng công vic nhiu đã khiến vic tuyn dng NVYTHĐ vô cùng khó khăn.


Nhân viên y tế Trưng TH An Hi chăm sóc sc khe cho hc sinh b st ti trưng. Ảnh: H.Thắm

Hiu trưng có th vng nhưng nhân viên y tế thì không

Năm học 2020-2021, Trường TH An Hội (Q.Gò Vấp) có 3.688 HS - đông nhất nhì TP. Cô Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng nhà trường - nói: “NVYTHĐ quan trọng như… hiệu trưởng. Một ngày trường có thể vắng hiệu trưởng vì sẽ có hiệu phó đảm nhiệm thay nhưng không thể vắng NVYT”.

Để minh chứng, cô Trang liệt kê ra “hàng đống việc” mà nếu không phải là NVYT thì không ai có thể thay thế được. Đó là theo dõi kế hoạch chích ngừa cho HS, tham mưu cho ban giám hiệu kế hoạch tuyên truyền phòng chống dịch bệnh để hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả, kiểm tra vệ sinh các khu vực trong trường, kiểm tra vệ sinh cá nhân HS, vệ sinh lớp học, tiếp phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

“Có những tình huống mà chỉ có NVYT mới có hướng xử lý đúng cách, kịp thời, nhất là với các trường hợp HS bị bệnh tim, thần kinh, hen suyễn… Đặc biệt, NVYT sẽ sớm “nhận diện” những căn bệnh mà HS gặp phải qua các triệu chứng, từ đó giúp nhà trường phòng được các bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sốt xuất huyết… Mỗi khi NVYT đi họp là trường phải cắt cử người coi phòng y tế, có vấn đề gì thì gọi điện cho NVYT để xử lý ngay qua điện thoại”, cô Trang nhấn mạnh.

Thời gian này, mỗi ngày cô Trần Thị Mỹ Dung - NVYT Trường TH An Hội - tiếp nhận khoảng 20 HS bị say nắng, sốc nhiệt, sốt, tiêu hóa… Đỉnh điểm, có những ngày con số HS tìm đến phòng y tế lên đến gần 30 em.

“Nhiều lúc, buổi trưa gia đình có việc cũng không dám về nhà, sợ về rồi có HS tìm đến. Công việc hàng ngày thường bắt đầu từ lúc 5 giờ kém 10 và kết thúc vào khoảng 18 giờ - sau khi HS về hết. Bận nhất là thời điểm giao mùa, nhiều HS bị bệnh. Trưa đến là phải mang thuốc đến từng lớp cho HS…”, cô Dung cho biết.

Năm học 2020-2021, Trường TH Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) có gần 3.000 HS. Thầy Dương Văn Bình - Hiệu trưởng nhà trường - nhìn nhận, số lượng HS đông nên khối lượng công việc của một NVYTHĐ phải đảm nhiệm rất nhiều. Bình thường, NVYTHĐ là người hỗ trợ xử lý các tình huống sức khỏe ban đầu mà HS nhà trường gặp phải. Trong mùa dịch Covid-19, NVYT hỗ trợ nhà trường trong xây dựng các kế hoạch đảm bảo an toàn sức khỏe cho HS khi đến trường, phòng chống dịch bệnh hiệu quả. Bây giờ thì hỗ trợ nhà trường công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn trường học…

Theo thầy Bình, trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của công việc, NVYTHĐ được nhà trường vận động đi học thêm để có chứng chỉ hành nghề, nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc.

“Đồng lương NVYT trong trường không nhiều mà đòi hỏi công việc lại rất lớn. Vì thế, để chia bớt công việc cho NVYT, giúp họ an tâm gắn bó hơn với nghề, cả trường từ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý cho đến nhân viên thư viện, phục vụ cũng phải hỗ trợ NVYT”, thầy Bình cho biết.

Không đ “trng” nhân viên y tế

Đầu tháng 4-2021, NVYT Trường Mầm non Quận (Q.11) đến tuổi nghỉ hưu. Theo Thông tư 16 về đề án vị trí việc làm trong ngành giáo dục của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2017, cũng như các quy định về tinh giản biên chế, việc tuyển dụng NVYT sẽ được thực hiện theo hình thức hợp đồng lao động, không còn thuộc biên chế, khiến nhà trường gặp nhiều khó khăn trong khâu tuyển dụng.

“Những người đủ yêu cầu bằng cấp thì họ không làm nhân viên hợp đồng, bởi việc nhiều mà thu nhập thấp. Trong khi đó nhà trường thì không thể một ngày không có NVYT. Ở bậc mầm non, NVYT sẽ phối hợp với trung tâm y tế dự phòng quận tổ chức các buổi khám sức khỏe cho trẻ, tầm soát sức khỏe, theo dõi sức khỏe của trẻ; đảm nhiệm công tác tiếp phẩm, bao bì, nhãn mác thực phẩm; tham mưu công tác y tế cho nhà trường vào mùa dịch bệnh; vệ sinh thường xuyên môi trường nhà trường để đảm bảo an toàn cho trẻ…”, cô Nguyễn Phi Phượng - Hiệu trưởng nhà trường - cho hay.

Không để “trắng” NVYT, Trường Mầm non Quận (Q.11) đã để nhân viên văn thư kiêm nhiệm thêm công tác y tế, đồng thời hợp đồng với bác sĩ phòng nha có chứng chỉ hành nghề về làm việc 1 tuần 2 buổi sáng tại trường.

“Nhân viên văn thư dù không có bằng y tế nhưng trước đây đã có thời gian dài hỗ trợ cho NVYT (đã nghỉ hưu - PV) trong công việc, nhà trường cũng thường xuyên cử nhân viên này đi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề nên nghiệp vụ y tế cơ bản cũng nắm được. Tuy nhiên, do không có chứng chỉ về ngành y nên dù đảm nhiệm vị trí NVYT nhưng nhân viên này không được phép cho trẻ uống thuốc tại lớp mà chỉ ghi lại, phụ huynh sẽ là người cho uống”, cô Phượng nói.

Không riêng gì Trường Mầm non Quận, trên địa bàn Q.11 hiện nay có khoảng 40% NVYTHĐ là kiêm nhiệm.

Trong khi đó Trường THCS Võ Trường Toản (Q.1) thì hợp đồng lại với NVYT đã nghỉ hưu. Lãnh đạo nhà trường cho biết, dù có đôi chỗ bất cập như nhân viên về hưu rồi nên không còn nhanh nhạy, nhà trường phải tăng cường hỗ trợ nhiều nhưng “có còn hơn không”. Đó là chưa kể người này vững chuyên môn nên hỗ trợ tốt cho nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe HS.

Tình trạng chung của các trường trên địa bàn TP.HCM hiện nay là làm công việc của NVYT nhưng phải tuyển dụng ở các chức danh khác như thủ quỹ, văn thư với mức lương rất thấp. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp đồng với NVYT đã về hưu hoặc nhờ các trung tâm y tế phường, xã hỗ trợ. Tuy nhiên, một cán bộ công tác tại Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, việc này không khả thi và không đem lại hiệu quả cao bởi khối lượng công việc trong nhà trường nhiều, trách nhiệm lại lớn.

“Điều đáng ghi nhận hiện nay là các cơ sở giáo dục đều tạo điều kiện để nhân viên đảm nhiệm vị trí y tế học đường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cơ sở vật chất, môi trường làm việc được đầu tư, thậm chí nhiều trường còn quan tâm đến chế độ đãi ngộ để “giữ chân” NVYT...”, cán bộ này nói.

Hng Thm