Thứ sáu, 16/4/2021, 14h13

Những cô đào không phụ vai nhỏ!

Nhiu ngưi hoài nghi, khi đng trên đỉnh cao của nghệ thuật, các ngôi sao có mấy ai chịu đóng vai phụ, “làm nền” cho người khác vì s b cho là hết thi? Tuy nhiên, thc tế không phi là như thế!


NSND L Thy đm nhn vai ph Kim Anh trong v “Đi cô Lu”

1. NSND Bạch Tuyết kể, khi quyết định dựng lại một trích đoạn cải lương “Kiều Nguyệt Nga” trong chương trình “Giai điệu đồng bằng” tại Cần Thơ vào năm 2003, ban đầu cô lúng túng khi không thể chọn bạn diễn cho mình. Ai sẽ đóng vai Kim Liên - người sẽ giúp Kiều Nguyệt Nga giữa con sóng ba đào trên đường sang Phiên cống Hồ?

Cuối cùng thì NSND Lệ Thủy, không một chút cân phân về vị trí đào thương số một của mình đã đảm nhận vai phụ Kim Liên. Lệ Thủy đã thu phục hoàn toàn 3.000 khán giả sinh viên đêm ấy, ngay khi cô vừa cất tiếng vô bài “Nam Xuân” với vai này. Từ cánh gà, NSND Bạch Tuyết nhìn người bạn diễn với hào quang vẫn đang tỏa sáng không chỉ bằng tài năng nghệ thuật hiếm có, mà cả tư cách sân khấu - đời thường đáng trân trọng…

NSND Bạch Tuyết thoáng nghĩ: “Nếu không nhờ chữ nghĩa của Kim Liên thì chắc gì Nguyệt Nga giữ trọn tình với Vân Tiên. Cũng như nếu Lệ Thủy không “dọn đường” bằng cái vai diễn khiêm cung của mình thì hẳn tôi cũng khó lòng để sống cho trọn vẹn với Kiều Nguyệt Nga”.


NSƯT Tú Sương vào vai ph N Qu trong “Nàng Xê Đa”

Đó không phải là lần duy nhất cô đào chánh Lệ Thủy chấp nhận đóng vai phụ. “Bao nhiêu lần cùng đứng chung trên một sàn diễn là bấy nhiêu lần tôi lại thấy mình không chỉ là đồng nghiệp của Thủy để quăng bắt từng nét diễn, chăm chút mỗi lời ca cho nhau, mà còn là một khán giả say sưa tận hưởng giọng ca ngọt ngào của Lệ Thủy. Đó là một giọng ca đậm chất thổ nhưng không bị trì lại nhờ pha chất kim, nên mỗi khi cất lên cao, giọng ca ấy càng trong suốt, sang sảng. Thủy không chỉ là một đào ca, mà diễn là một tư chất bẩm sinh làm nên phong cách bình dị, gãy gọn và rất bài bản của Thủy. Ví dụ vai Kim Anh trong vở “Đời cô Lựu” là một vai không dễ. Nó không nhỏ để chìm nhưng không đủ lớn để nổi. Cái số phận đã được an bài của nhân vật xem ra là một thử sức lớn đối với diễn viên. Đoạn Kim Anh bất ngờ khám phá sự thật về người mẹ của mình, Thủy trao đổi với tôi: “Kim Anh cực kỳ thương mẹ, chưa bao giờ nghĩ rằng mẹ mình lại sống cực nhục và đầy thương cảm như vậy. Cuộc đời Kim Anh cũng chưa bao giờ chứng kiến một sự thật chua chát đến thế. Do vậy, đây là lúc cần để cho tâm hồn Kim Anh vỡ ra…”. Và thế là câu vọng cổ xuất hiện trong tình huống này. Dù không được phép chuẩn bị nói lối, vậy mà với giọng ca trời cho, nhân vật Kim Anh của Lệ Thủy không cần thoại, một bất chợt hốt hoảng ngạc nhiên bước hẳn vào câu vọng cổ bằng một bản lĩnh nghề nghiệp, khiến khán giả không thể không vỗ tay. Cả trăm suất diễn là hàng triệu bàn tay như làm vỡ tung cả sân khấu. Câu vọng cổ xuất thần của Lệ Thủy như là một sự kết hợp nên sức hút nối kết tình mẹ con giữa Kim Anh và cô Lựu, làm bật lên niềm xót thương của khán giả thưởng ngoạn…” - NSND Bạch Tuyết xúc động kể lại!

Thế mới biết, làm nghệ thuật là không câu nệ vai lớn, vai nhỏ… Dù xuất hiện trong một phân cảnh nhưng nếu có sự đầu tư, din xut sc thì khán giả vẫn nhớ, vẫn thương như thường!

Hay vai phụ Quế Minh của Lệ Thủy trong “Kiếp nào có yêu nhau” cho đến bây giờ khán giả cũng rất yêu mến. Câu chuyện kể Mộ Dung Thạch và Quế Minh, hai gián điệp Mông Cổ xâm nhập Trung Nguyên dọn đường cho đoàn binh của Đại đế Mông Kha. Trên đường công tác, Mộ Dung gặp và yêu Thiên Kim, con gái quan Tổng trấn thành Hiệp Châu. Tình yêu này làm Quế Minh đau khổ, vì nàng đã yêu Mộ Dung từ ngày mới lớn… Đoạn Quế Minh nghẹn ngào chở xác người yêu trên lưng ngựa, phi như điên cuồng về đồng cỏ quê hương, bóng nhỏ dần xa giữa sa mạc bụi mù nắng cháy… Lệ Thủy diễn mà bất cứ khán giả nào cũng phải khâm phục. Nhiều nghệ sĩ có giọng ca hay thì nghĩ là đã đủ, nhưng nghệ thuật sân khấu đòi hỏi nhiều hơn cái đó. Hiếm ai cùng một lúc hội tụ đủ hai yếu tố - ca diễn nhưng Lệ Thủy đã làm được, và trên cả tuyệt vời.

Những câu chuyện về NSND Lệ Thủy là một bài học lớn cho một câu chuyện nhỏ, cũng là để bồi đắp cho giá trị làm người, trong đó có thiên chức người nghệ sĩ…

2. Trong đêm chung kết xếp hạng “Cười xuyên Việt” mới đây, khi có một vóc dáng nhỏ bé xuất hiện, làm lính cầm cờ chạy quanh sân khấu, nhiều người xì xầm, sao giống Bình Tinh quá… Bình Tinh chứ còn ai vô đây nữa. Chuyện gì đang xảy ra khi cô đào chánh của Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long đang rất đắt show lại sắm vai… quân sĩ, cầm cờ chạy quanh sân khấu không nói, không ca một câu cải lương nào?


Ngh sĩ Bình Tinh làm lính cầm cờ chạy quanh sân khấu ph din cho đàn em

Bình Tinh đang phụ diễn cho Bảo Bảo - một truyền nhân trẻ của Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long mà cô đang phụ trách. Bình Tinh thương Bảo Bảo, một bạn trẻ dành hết lòng cho cải lương tuồng cổ… Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để Bình Tinh hy sinh vị trí đào chánh của mình để góp mặt trong đêm diễn, để “góp lửa” cho Bảo Bảo giành ngôi vị á quân… Thế mới biết, để tạo được hào quang cho bạn diễn, có những nghệ sĩ cải lương phải tự lặn mình vào trong bóng tối. Nhân vật của họ dù không lên tiếng nhưng lại là sức bật đáng giá cho những bạn diễn khác… Vai diễn rất nhỏ, nhưng Bình Tinh đã để lại tình yêu thương lớn trong lòng khán giả hâm mộ…!

Thế mới biết, làm nghệ thuật là không câu nệ vai lớn, vai nhỏ… Dù xuất hiện trong một phân cảnh nhưng nếu có sự đầu tư, diễn xuất sắc thì khán giả vẫn nhớ, vẫn thương như thường!

Nghệ sĩ ngôi sao còn thời hay hết thời, thước đo chính là sự yêu thương của khán giả chứ không chỉ phụ thuộc vào vai lớn hay vai nhỏ!

Khôi Nguyên