Thứ bảy, 14/1/2023, 10h01

Những người tô điểm cho mùa xuân

Khi đt tri vào xuân, thành ph li khoác lên mình chiếc áo mi lng ly, đa sc màu. Đ có đưc nhng hình nh đp đó, nhng ngưi th th công phi t mn, “thi hn” cho tng chi tiết, linh vt. S đóng góp thm lng ca h đã góp phn làm đp mùa xuân ca đt tri, mùa xuân ca lòng ngưi.


Anh Ngô Đi Hùng đang chăm chút cho linh vt mèo ca mình

Đóng góp cho thành ph

Bao nhiêu năm Đường hoa Nguyễn Huệ hình thành cũng là chừng ấy thời gian cô Nguyễn Thị Cơ (65 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) thầm lặng đóng góp sức mình để làm đẹp thành phố, mang lại niềm vui cho người dân. Cô Cơ kể, thời trẻ gia đình khó khăn nên cô không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Để mưu sinh cô phải làm nhiều công việc khác nhau nhưng nghề thủ công giúp cô gắn bó lâu nhất.

Theo cô Cơ, làm thủ công không phải ai cũng làm được bởi chỉ có những người khéo léo, tỉ mỉ mới có thể tạo ra những đồ vật có hồn. Điều quan trọng, người thợ phải có mắt thẩm mỹ, khả năng sáng tạo. “Chẳng hạn như rổ đựng hoa. Thay vì mình dùng tre đan bình thường thì mình cũng có thể tạo nhiều kiểu để khi hoa được đưa đi lắp đặt có sự khác biệt với những chậu hoa khác. Hay trái banh cho linh vật mèo năm nay cũng vậy, trái banh được làm bằng vật liệu thân thiện với môi trường sau đó đính thêm dây. Chính điểm khác biệt mới giúp sản phẩm mình tạo ra độc đáo, mọi người thích thú”, cô Cơ kể.


Cô Nguyn Th Cơ đang to hình cho trái banh

Những ngày này ai đến nơi làm việc của chú Nguyễn Hữu Nghiệp (60 tuổi, ngụ quận 12) sẽ cảm nhận được không khí làm việc khẩn trương của chú. Từng công đoạn sơn, cắt, lắp ráp… đều được chú làm cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết. “Bất cứ nghề nào cũng vậy phải đặt cái tâm vào mới gắn bó được lâu dài. Một sản phẩm làm ra tôi phải ngắm nghía từng li từng tí cho đến khi ưng ý mới đưa vào lắp đặt”, chú Nghiệp chia sẻ.

Chú Nghiệp đến với nghề thủ công hơn 20 năm qua. Sáng tạo của chú mang nét riêng biệt, không giống ai. Năm nay, chú đảm nhận việc tạo hình cho những chi tiết như: Trái châu, khung chữ, khung sườn… để tạo ra những tiểu cảnh. “Một địa điểm được trang trí có nhiều phần khác nhau nên mỗi đơn vị phụ trách một phần sau đó ráp lại với nhau để phục vụ công chúng. Các phần, các công đoạn đều liên quan với nhau nên ai chuyên phần nào làm phần đó”, chú Nghiệp cho biết.

Chính cái tâm cùng sự khéo léo của chú Nghiệp đã góp phần tạo ra những tiểu cảnh độc đáo cho Đường hoa Nguyễn Huệ suốt 20 năm qua. “Ngoài Đường hoa Nguyễn Huệ, tôi cũng góp phần làm Đường hoa Cần Thơ và rất nhiều nơi mà tôi không thể nhớ hết. Dù xa hay gần, khi đưa sản phẩm vào lắp đặt tôi đều tranh thủ đi tới để chiêm ngưỡng cùng bà con. Việc này không chỉ giúp tôi đánh giá được sản phẩm của mình mà còn rút ra được kinh nghiệm để những sản phẩm sau đẹp hơn sản phẩm trước”, chú Nghiệp bày tỏ.

Không ngng sáng to

Năm 2023 là năm Quý Mão nên linh vật mèo sẽ xuất hiện khắp muôn nơi. Một trong những người tạo ra những linh vật mèo này chính là anh Ngô Đại Hùng (sinh năm 1991, ngụ quận 12). Nhìn anh chăm chút cho từng chú mèo mới thấy được sự vất vả của những người lặng thầm làm đẹp cho thành phố vào những dịp Tết đến xuân về.

Anh Hùng cho biết, thời điểm này anh phải gấp rút tạo hình cho linh vật mèo để kịp đưa vào thi công phục vụ người dân TP.HCM. Linh vật mèo năm nay đa dạng kích thước, chất liệu từ mút xốp, sắt, sơn mỹ thuật, phủ mùn cưa, giả đất nung đến ốp hoa tươi… Mèo được tạo hình dưới nhiều sắc thái, biểu cảm khác nhau từ dễ thương, nghiêm túc, tinh nghịch, lười biếng không gây nhàm chán cho bất kỳ khách tham quan nào. Không chỉ mang nét biểu cảm đáng yêu của mèo mà còn thể hiện những cử động đặc trưng như liếm tay (chân trước), vươn tay, đẩy bát…


Chú Nguyn Hu Nghip tuy ln tui nhưng vn mit mài vi ngh th công đ làm đp cho thành ph khi Tết đến
TP.HCM có nhiu đa đim lý tưng đ vui xuân, chnh. Trong đó không th không k đến công sc ca nhng ngưi th th công đã gn bó và làm đp thêm cho thành ph. Chính s đóng góp này đã giúp TP.HCM ngày càng phát trin, xng đáng là đim vui chơi lý tưng trong mi dp Tết đến xuân v.

Đối với những nghệ nhân khác, anh Hùng có thâm niên vào nghề không lâu nhưng sản phẩm của anh đã đi đến khắp mọi miền đất nước. “Tôi làm việc ở TP.HCM nhưng khi có đơn đặt hàng ở các tỉnh, thành mình cũng đi cùng với xưởng. Tùy vào năm, tôi cùng với nhiều nghệ nhân khác tạo linh vật khác nhau. Năm thì chuột rồi trâu, hổ, năm nay là mèo. Điểm thú vị là do năm nay Đường hoa Nguyễn Huệ tròn 20 năm tuổi nên ngoài mèo chúng tôi còn tạo ra những con giáp khác có mức tương đồng đến 80% so với nguyên bản xưa để người dân có dịp ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ”, anh Hùng chia sẻ.

Đến với nghề bằng niềm đam mê và yêu thích, đến nay anh Phạm Văn Quang (sinh 1997, quận 12) đã gắn bó với nghề thủ công hơn 8 năm nay. Mỗi dịp Tết đến, anh Quang đều đóng góp cho thành phố nhiều sản phẩm trang trí mới lạ. “Tùy vào đơn đặt hàng mình sẽ thực hiện sản phẩm theo nhu cầu. Năm nay, tôi cùng với nhiều thợ khác phụ trách làm khu hoa lan với tên gọi “Nhịp sống Sài Gòn” nổi bật trong gam màu ấm của 8 hệ khung bắt chéo đan xen nhau tạo mái, phủ bóng mát cho diện tích rộng hơn 300m2. Hệ mái vòm rộng 1,8-4m, độ cao 2,55-5,5m được thi công trong khoảng một tháng, với chất liệu chính là khung sắt đan dây thun mang đến một diện mạo mới mẻ cho khu hoa lan trên. Đây là lần đầu tiên, cầu kính xuất hiện trên Đường hoa Nguyễn Huệ. Cầu kính dài 40m, cấu tạo bằng sắt, gỗ và kính cường lực 3 lớp cao 1,8m tính từ mặt đất. Đây là nơi lý tưởng để khách tham quan có thể thu trọn vào tầm mắt thảm hoa rộng hơn 300m2 của đại cảnh “Rực rỡ thành phố hoa”, anh Quang chia sẻ.

Ngoài ra, anh Quang cũng được đảm nhận phần tạo hình cho những trái châu khổng lồ. “Những trái cây này được làm từ khung sắt. Sau công đoạn tạo hình, sơn sẽ được chuyển qua bộ phận khác để thực hiện những phần còn lại”, anh Quang cho hay.

Kiu Khánh