Thứ bảy, 19/6/2021, 13h52

Sự phát triển của TP.HCM: Không thể tách rời sự phát triển của doanh nghiệp

Đây là khng đnh ca Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong ti bui gp g các doanh nghip (DN) đang gp khó khăn do nh hưng ca đi dch Covid-19. Theo đó, bên cnh nhng chương trình h tr chung ca Chính ph, TP s có nhng h tr riêng đ các DN vưt qua khó khăn…


nh hưng ca dch Covid-19 khiến các doanh nghip gp không ít khó khăn

S doanh nghip “tháo chy” cao k lc

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM, từ đầu năm đến nay, TP có 1.365 DN báo cáo gặp khó khăn do dịch Covid-19, với hơn 42.500 công nhân mất việc hoặc ngừng việc; 410 DN có nhu cầu vay vốn để trả lương cho công nhân; 2.274 DN hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 4,99% so với cùng kỳ; 9.308 DN tạm ngưng hoạt động, tăng 22,99% so với cùng kỳ… Các chuyên gia nhận định, đây là lần đầu tiên số lượng DN “tháo chạy” khỏi thị trường cao kỷ lục so với số mới tham gia và là điều rất đáng lo ngại.

Ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội DN TP - cho biết: “Các DN đang phải đối mặt với áp lực lớn nhất là thiếu vốn và giá nguyên liệu tăng lên chưa biết điểm dừng, chi phí sản xuất tăng cao làm cho sức cạnh tranh thị trường giảm. Nhiều DN muốn tái cấu trúc, chuyển đổi sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số đẩy mạnh mua bán online… nhưng đang kẹt về vốn”.

Đứng trước những khó khăn, thách thức, các DN đề xuất TP triển khai nhanh các gói hỗ trợ của Chính phủ ban hành theo Nghị định 52/2021/NĐ-CP; khắc phục các rào cản ở các gói hỗ trợ an sinh xã hội do Bộ LĐ-TB&XH ban hành lần thứ nhất mà các DN gặp phải. Cùng với đó, TP cần ban hành gói hỗ trợ riêng, quan tâm đến cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm các yếu tố chi phí sản xuất cho DN, chăm lo công tác an sinh xã hội cho công nhân mất việc hoặc ngừng nghỉ chờ việc theo giãn cách của TP.

Riêng ngành ngân hàng, DN kiến nghị tiếp tục xem xét nới lỏng thêm các điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, điều chỉnh giảm lãi suất nợ cũ và xem xét cho vay mới theo lãi suất ưu đãi thấp hơn để DN bớt khó khăn trong trả lương cho công nhân, duy trì sản xuất. 

Ông Nguyễn Đặng Hiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực thực phẩm TP - thông tin, DN thực phẩm đang gánh chịu đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu sản xuất. Một số mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài không có khiến giá cả tăng cao, có mặt hàng tăng vài chục phần trăm. DN cũng đang gánh chi phí cho vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tăng gấp 2-3 lần so với điều kiện sản xuất bình thường. Ngay cả việc vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đi các tỉnh, thành khác cũng khó khăn bởi điều kiện về “giấy thông hành” mùa dịch.

““Giấy thông hành” chính là tờ khai báo y tế, xét nghiệm Covid-19 cho tài xế, nhưng Bạc Liêu chỉ chấp nhận 72 tiếng, An Giang 24 tiếng khiến xe chở hàng vào không được ở lại quá lâu. Ở một số tỉnh xa TP.HCM dù có “giấy thông hành” cũng không được giao hàng vì giấy hết hạn. Trong khi đó, mỗi ngày TP.HCM có hàng trăm chuyến hàng đi về các tỉnh, thành khu vực miền Nam”, ông Hiến tâm tư.

DN tại các khu chế xuất, khu công nghiệp thì đang rất lo ngại khả năng lây nhiễm cao, qua đó mong mỏi TP kiến nghị Chính phủ có cơ chế, kế hoạch và lộ trình cụ thể về chương trình tiêm vắc-xin cho công nhân trong thời gian sớm nhất. Và nên đưa công nhân vào đối tượng ưu tiên tiếp cận vắc-xin vì sự phát triển kinh tế.

Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch Công ty xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn - cho rằng, kinh nghiệm từ Bắc Ninh và Bắc Giang cho thấy các khu công nghiệp rất đáng lo ngại vì đông công nhân, cho nên cần ưu tiên tiêm vắc-xin ở những nơi này để tránh bùng phát dịch. Đặc biệt hiện nay thông tin nhiều nguồn vắc-xin không rõ ràng, TP nên có đầu mối về thông tin để các DN liên hệ, tìm hiểu quy trình nhập và tiêm ở đâu cho đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Thành ph luôn đng hành cùng doanh nghip

Để hỗ trợ DN trong và sau dịch Covid-19 trên địa bàn TP, bà Lê Thị Huỳnh Mai - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư - thông tin, TP sẽ tập trung 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. TP tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các bộ, ngành như: chính sách hỗ trợ DN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Hỗ trợ giảm chi phí cho DN, chăm lo cho đời sống người lao động như hỗ trợ giảm giá điện, nước sinh hoạt cho các DN sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thương mại, người lao động.

Đối với nhóm chính sách hỗ trợ của TP.HCM, TP tiếp tục triển khai hỗ trợ lãi vay theo chương trình kích cầu để DN đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng thị trường. TP cũng có một số chính sách hỗ trợ DN, tổ chức, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như: chính sách cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc cho người lao động trong DN, hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương, hỗ trợ chi phí tiêm vắc-xin.


Các doanh nghip đu mong mun đưc h tr đ vưt qua đi dch

Cùng với đó, TP sẽ kiến nghị Chính phủ những giải pháp hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh như: điều chỉnh mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước khi DN tham gia thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trong nước; xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm; hỗ trợ DN giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động.

Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc DN đang gặp phải, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM - khẳng định, TP sẽ hệ thống lại để bàn bạc, báo cáo HĐND hướng giải quyết. Những nội dung nào vượt thẩm quyền sẽ kiến nghị Trung ương và sẽ quyết tâm đeo bám vì dịch bệnh ảnh hưởng đến cả nước chứ không riêng TP.HCM.

Ông Phong nhấn mạnh, sự phát triển của TP.HCM không thể tách rời sự phát triển của DN, cho nên TP luôn luôn đồng hành cùng DN. Cụ thể, ngay từ đầu năm 2021, TP đã chủ động đẩy mạnh các giải pháp xây dựng chính quyền đô thị, cải thiện môi trường đầu tư, với “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Nhiều đề án được xây dựng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân.

Trước diễn biến dịch bệnh hiện nay, ông Phong đánh giá về cơ bản TP đang kiểm soát được tình hình. Hiện mỗi ngày TP chi 7 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch. Với mục tiêu tiêm vắc-xin phòng ngừa Covid-19 cho toàn dân, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TP đã thành lập tổ tham mưu cho vấn đề này và tổ chức đàm phán với các nhà cung ứng, DN có đề xuất giới thiệu nguồn cung ứng. “Tôi sẽ nghe kế hoạch cụ thể và lộ trình tiêm vắc-xin từ nay đến cuối năm 2021 và quý I/2022. Hiện nay, việc áp dụng 5K + tiêm vắc-xin là yếu tố quyết định và căn cơ để ngăn chặn dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh tế tại các DN”, ông Phong nói.

Nguyn Trinh