Thứ bảy, 3/2/2024, 11h30

Thảo bút “phi long” cùng văn tự

Chào đón năm rng, nhng nét bút tho thư dưi bàn tay tài hoa ca “ông đ tr” Nguyn Hiếu Tín đã thc s mang li nhng bc tranh ch tht ngon mc. Hình nh nhng chú rng lúc n, lúc hin, khi trên cao, lúc dưi nưc, khoan thai, un lưn, nh nhàng bay bng, mnh m long phi, phun ngun nưc phúc lc di dào, mang li mt không khí vui tươi, rng r trong nhng ngày đu xuân mi…


“Ông đ tr” Nguyn Hiếu Tín đang viết thư pháp rng

Những vần thơ của thi sĩ Vũ Đình Liên trong thi phẩm “Ông Đồ” với tâm sự của “những người muôn năm cũ” những tưởng chỉ còn trong sách của một thời xa vắng. Nhưng kỳ thực, trong thời đại công nghiệp, số hóa như ngày nay, vẫn còn đâu đó những “mã di truyền văn hóa” của dân tộc, như một chứng tích lưu lại những dấu vết của cha ông qua hình ảnh của những anh tân đồ với “Hoa tay thảo những nét, Như phượng múa rồng bay”.

Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Tín, có lẽ không còn quá xa lạ với những người yêu mến bộ môn nghệ thuật thư pháp chữ Việt. Bởi lẽ, anh đã nuôi dưỡng niềm đam mê và cống hiến bằng những công trình nghiên cứu, lý luận về thư pháp cũng như những tác phẩm thư pháp độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao của mình. Hiện anh đang phụ trách ngành du lịch, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đạt danh hiệu “3 năm liền giảng viên trẻ tiêu biểu” do Thành đoàn tổ chức.

Năm Giáp Thìn, anh đã sáng tác 9 tác phẩm về họa tự rồng “Cửu Long thư đồ” rất sống động như một thông điệp chào đón năm mới an khang, hạnh phúc và thành công.

Ý tưởng cho những tác phẩm này đã được anh ấp ủ cách đây hơn sáu tháng. Anh cho biết: “Trong số 12 con giáp, rồng là con vật duy nhất không tồn tại trong thế giới tự nhiên. Nó rất kỳ diệu, bởi rồng không phải là vật nuôi, cũng không phải là loài thú hoang dã, mà là một con vật được hư cấu theo trí tưởng tượng của con người. Rồng có thể lặn sâu dưới nước, bay trên trời cao, uốn lượn nơi cung vàng điện ngọc và còn có thể gọi được gió, làm được mưa... Quá độc đáo về hình thể, quá phi phàm về sức lực và có nhiều khả năng, nên rồng được xem là con vật thần bí. Với tính chất đa năng, thần diệu, nhiều giá trị biểu tượng. Đặc biệt gắn liền với truyền thống dân tộc, là biểu tượng văn hóa mang khát vọng cao cả của đất nước “Con rồng cháu tiên”. Có lẽ với ý nghĩa cao quý đó, anh đã cho ra đời những tác phẩm thư pháp đặc biệt về rồng mà anh gọi là trường phái họa tự (vẽ chữ).

Bằng những động tác nhẹ nhàng, nhưng bút lực mạnh mẽ, chỉ với ngọn bút lông mềm mại, uyển chuyển, có sự phối hợp cương và nhu, lúc thanh thoát, lúc trầm, lúc bổng, đã giúp anh tạo ra những hình tượng con rồng với nhiều dáng vẻ phong phú, đầy cá tính của con rồng Việt…

Nhưng điểm đặc biệt là hình ảnh những con rồng này đều được anh kết hợp một cách khéo léo, tài tình và sáng tạo chỉ từ 4 ký tự L-O-N-G một cách độc đáo.

Chữ Long ra hình rồng mang dáng thoan thả, uyển chuyển của rồng thời Lý 

Hay chữ Long tạo thành hình thế giáng long 

Hoặc chữ Long tạo thành hình rồng đang ở thế thăng long (rồng bay) với dáng uốn lượn thăn thoắt, tròn trặn 

Đặc biệt hơn để chào đón năm rồng, anh đã sáng tạo ra hình con rồng đang thế uy nghi, uốn lượn và phun nước đầy ấn tượng như đang mang lại vận hội lớn, đầy may mắn cho mùa xuân mang tên rồng của mình.

Tất cả những họa tự về rồng của Hiếu Tín đều thể hiện đặc tính của rồng là sự linh hoạt, thiên biến vạn hóa và đều nói lên ước muốn chân thiện hóa, mang phúc lành cho một năm mới được thể hiện ở những màu sắc tươi vui, rực rỡ của mùa xuân. Quả thật, nét bút tài hoa của Hiếu Tín đã vẽ nên rồng phụng. Trước ngưỡng cửa năm mới, hy vọng rằng con rồng Việt Nam bay lên đẹp đẽ và kiêu hãnh, thể hiện khí thế vươn mình và sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Lê Sơn