Thứ ba, 5/7/2022, 17h03

Thuốc nào trị “bệnh… thiếu thuốc”?

Khong 3 tháng nay, sau khi đi dch Covid-19 đưc kim soát. S ca mc, ca nng và t vong do Covid-19 gim mnh. Theo đó, s ngưi dân đi khám bnh ti các cơ s y tế cũng tăng lên đáng k. Điu đáng bun là khác vi trưc đây, ngưi bnh bo him y tế (BHYT) liên tc phi móc tin túi đ mua thuc, vt tư y tế


Bnh vin thiếu thuc, ngưi bnh bo him y tế phi ra ngoài mua

Có th bo him y tế cũng như không

Đây là tâm trạng của khá nhiều người bệnh BHYT. Như trường hợp của bệnh nhân N.V.T. điều trị nội trú tại Bệnh viện (BV) Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác. Bệnh nhân T. được BHYT chi trả 95% khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, trong những ngày nằm điều trị tại BV này, gia đình bệnh nhân T. thường xuyên nhận được đơn thuốc của bác sĩ yêu cầu đi mua thuốc. “Lúc thì mua trong nhà thuốc của BV, lúc lại phải mua ở ngoài vì nhà thuốc BV không có. Điều đáng nói là người bệnh không chỉ phải bỏ tiền túi mua những loại thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập vài triệu đồng/lọ mà ngay cả những loại thuốc chỉ vài chục ngàn đồng/hộp, thậm chí chỉ 10 ngàn đồng/vỉ cũng phải mua. Ngay cả cái dây truyền dịch chỉ 5-6 ngàn đồng/cái, kim luồn tĩnh mạch 3-4 ngàn đồng/cái, nước muối sinh lý, ôxy già, bao tay cao su y tế, BV cũng bắt người nhà bệnh nhân mua. Tôi không biết có BHYT để làm gì mà thứ gì BV cũng bắt chúng tôi bỏ tiền ra mua…”, chị N.B.Tr (người nhà bệnh nhân N.V.T.) bức xúc.

Tháng 4 vừa qua, nhiều bệnh nhân ghép thận điều trị tại BV Chợ Rẫy cũng phải tự túc mua thuốc bên ngoài như: Advagraf 5mg, 1mg, 0,5mg; Prograf 1mg; Cellcept 500mg, 250mg. Đây đều là những loại thuốc được BHYT thanh toán, chi trả.

Tại cuộc họp trực tuyến trên toàn quốc về tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh BHYT mới đây, Bộ Y tế nhận định, tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế đang diễn ra phổ biến.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế - thông tin, thống kê đối với 34/63 sở y tế, 21/39 BV tuyến Trung ương và 2 BV trực thuộc trường đại học cho thấy, có 28/34 sở y tế báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương, 12/21 BV tuyến Trung ương thiếu thuốc. Các thuốc thiếu tại cơ sở khám chữa bệnh bao gồm một số thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền. Ngoài ra, có 26/34 sở y tế và 15/21 BV tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất; 14/34 sở y tế và 8/21 BV tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế như: thiết bị phòng mổ; thiết bị chuyên ngành thần kinh, tim mạch, nội soi tai mũi họng, mắt, tiêu hóa, hô hấp, hồi sức tích cực; thiết bị chẩn đoán hình ảnh; thiết bị xét nghiệm chuyên sâu...

Vì đâu nên ni?

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, sở dĩ có tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, một phần là do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng. Bên cạnh đó một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… đã gây ảnh hưởng đến việc cung ứng và giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Tuy nhiên nguyên nhân chính gây ra thiếu thuốc vẫn là việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc. Ngoài ra, công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm…

Thiếu thuc, bnh vin phi chu trách nhim

Cũng theo bà Hương, nhằm giải quyết tình trạng thiếu thuốc, thiếu vật tư y tế, ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế và trang thiết bị. Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các sở y tế lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ dùng trong khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo tính chủ động, công khai, minh bạch, có tính kế thừa và dự phòng hợp lý để tránh tình trạng bị động giữa các kỳ kế hoạch. Bộ Y tế đã cấp 738 giấy phép nhập khẩu sinh phẩm chẩn đoán in vitro; 21.762 giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế và 22 số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 trong trường hợp cấp bách, 856 số lưu hành đối với trang thiết bị y tế loại C, D.

Ngoài ra, Bộ Y tế còn xây dựng Cổng thông tin điện tử để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế kê khai, công khai giá trang thiết bị y tế theo quy định. Đến nay đã có trên 140.000 thông tin kê khai giá trang thiết bị y tế được công khai.

QUYT LIT KHC PHC TÌNH TRNG THIU THUC

Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về các giải pháp bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế mới đây; Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế là vấn đề nghiêm trọng, đang diễn ra tại nhiều nơi, khiến người dân lo lắng. Vì vậy các bộ ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm để quyết liệt khắc phục tình trạng này, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân.

Thủ tướng cho rằng, phải tích cực hơn nữa, lăn lộn với thực tế để có giá thuốc phù hợp thị trường và người dân chấp nhận được trong bối cảnh hiện nay.

“Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những kết quả, thành tựu của ngành y tế, Bộ Y tế thời gian qua, đóng góp lớn trong kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Còn với những việc chưa được thì phải xử lý, khắc phục, nhưng không vì thế mà thiếu ý chí, trách nhiệm với tính mạng, sức khỏe người dân. Ngành y tế cần nhanh chóng kiện toàn các chức danh, rà soát các quy định để làm tốt hơn, tránh tâm lý lo ngại, sợ sai, không dám làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

“Bộ Y tế cũng đẩy mạnh thực hiện phân cấp việc cấp phép trang thiết bị y tế; tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc, giải quyết các hồ sơ tồn đọng theo đúng quy định; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện để ban hành các văn bản liên quan đến đẩy mạnh cấp phép lưu hành; tập trung đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc đàm phán giá”, bà Hương cho biết thêm.

Cũng tại cuộc họp này, Bộ Y tế đã đề nghị các sở y tế có biện pháp cụ thể để giao cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh dịch cho nhân dân trên địa bàn.

Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam - cũng cho biết, BHXH Việt Nam đã chỉ đạo BHXH các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế đảm bảo ngay việc cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế; tuyệt đối không để người bệnh BHYT phải tự mua thuốc, vật tư y tế thuộc danh mục được hưởng.

Đc Vit