Thứ bảy, 7/12/2019, 20h44

TP.HCM: Tập trung phát triển ngành điện tử, công nghệ thông tin

Đin t - công ngh thông tin (ĐT-CNTT) là mt trong 4 nhóm ngành công nghip trng yếu ca TP.HCM có hàm lưng khoa hc, công ngh và giá tr gia tăng cao. Tuy nhiên, t trng ngành này còn khiêm tn...

Lãnh đo TP.HCM tham quan mt mô hình công ngh

Những thông tin này được cung cấp tại Hội thảo “Các ngành công nghiệp TP - Vai trò và tiềm năng phát triển” do UBND TP.HCM tổ chức mới đây.

Đào to còn chy theo sng

TP.HCM hiện có hơn 5.600 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực ĐT-CNTT với hơn 100.400 lao động - Trình độ lao động CĐ và ĐH chiếm 67,4%, gần 2% thạc sĩ.

Theo ông Lê Quốc Cường - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP, dù có sự phát triển nhanh, doanh thu năm sau tăng so với năm trước, lực lượng lao động có trình độ cao hơn hẳn so với các ngành khác nhưng ngành ĐT-CNTT vẫn chiếm tỉ trọng khiêm tốn. Doanh thu chỉ bằng 7,1% so với công nghiệp chế biến, 23,6% ngành xây dựng, 30,9% ngành vận tải, 62% ngành ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến việc lực lượng lao động hạn chế kỹ năng mềm, ngoại ngữ và thiếu điều kiện thực hành trong quá trình học tập. Nhu cầu nhân lực ĐT-CNTT của TP ngày càng tăng; cùng với đó số lượng nhân lực được đào tạo tại các trường, viện ngày một tăng cao, tuy nhiên điều đáng nói là chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN, trừ một số trường, viện lớn.

Bên cạnh đó, quy định ngành nghề trong lĩnh vực ĐT-CNTT chưa được giải thích, làm rõ trong Luật CNTT và các văn bản hướng dẫn khiến DN phần mềm gặp khó khăn trong quá trình áp dụng ưu đãi một số thuế.

Ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa hóa khi sản xuất trong nước nhưng phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài khiến chi phí sản xuất tăng cao, các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về vốn, mở rộng thị trường cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ…

“Thời gian tới, chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với sự phát triển các loại hình kinh doanh mới hiện nay. Hình thành mối liên kết giữa Nhà nước - nhà trường - DN trong phát triển nguồn nhân lực CNTT TP. Cả 3 nhà cùng chịu trách nhiệm đến cùng các cam kết để thực hiện mục tiêu: Nhà nước ban hành chính sách thông thoáng, DN hỗ trợ nhà trường trong quá trình đào tạo để sát với nhu cầu thực tế và nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tiễn”, ông Quốc Cường đề xuất.

Chú trng đào to, bi dưng ngun nhân lc

ĐT-CNTT là một trong 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu của TP.HCM có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao, đó là cơ khí; ĐT-CNTT; hóa dược - cao su; chế biến tinh lương thực thực phẩm.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP - đánh giá, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nói chung và 4 ngành công nghiệp trọng yếu nói riêng đã đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. 4 ngành này chiếm 9,86% GRDP TP, với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 9,22%/năm, cao hơn mức tăng trưởng kinh tế TP (8,32%/năm).

Sự phát triển của ngành công nghiệp cũng đã tác động tích cực đến các ngành dịch vụ phát triển như: logistics, thương mại, vận tải kho bãi, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, thông tin và truyền thông.

Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP cũng thừa nhận, ngành công nghiệp TP vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Nguồn lực phát triển công nghiệp có giới hạn về vốn, quỹ đất và lao động chất lượng cao. Do đó cần phải xác định những ngành công nghiệp nào là trọng tâm để tập trung đầu tư ưu tiên phát triển cho phù hợp.

Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp và tận dụng được các cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Chủ tịch UBND TP cho biết, TP sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như xây dựng các giải pháp phát triển những ngành, lĩnh vực, công đoạn có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng cao, nhất là ngành CNTT gồm: thiết bị điện tử, thông tin, phần mềm, vi mạch. Đồng thời chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới, xây dựng tác phong công nghiệp thực thụ trong điều hành, quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Tham dự tại đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, ngành công nghiệp phát triển đã đóng góp vào thành tựu kinh tế TP, tuy nhiên cũng còn những hạn chế. Đầu tiên là do cơ cấu quản lý công nghiệp chưa tối ưu; lao động là quan trọng nhất của công nghiệp nhưng cũng chưa đáp ứng về năng suất. Theo đó cần tăng cường đối thoại giữa nhà quản lý, DN, người làm khoa học, người làm hạ tầng, GD-ĐT…

“TP dự kiến sẽ thành lập mô hình hội đồng phát triển các ngành kinh tế chủ lực, ở đó nhiều bên sẽ ngồi với nhau, bàn về mục tiêu, chính sách phát triển”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết.

Bài, ảnh: Nguyn Trinh