Thứ tư, 28/9/2022, 15h45

TP.HCM: Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ

Khách du lch t n Đ và Trung Đông có đc đim là thích đi nghng vi kh năng chi tr cao. H thưng đi theo gia đình hoc theo nhóm nh s dng dch v hng sang. Do đó, n Đ và Trung Đông là th trưng trng đim mà TP.HCM có th xúc tiến du lch nưc ngoài.


Đoàn khách nưc ngoài đến TP.HCM du lch

Đây là chia sẻ của các chuyên gia tại Hội thảo “Thúc đẩy thị trường khách du lịch Trung Đông và Ấn Độ” do Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở Du lịch TP.HCM tổ chức mới đây.

ng khách chu chi tiêu cao

Ngoài những thị trường truyền thống, ngành du lịch TP.HCM xác định Ấn Độ và Trung Đông là hai thị trường tiềm năng trong thời gian tới.

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu (Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM) dẫn chứng, năm 2019, lượng khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam đạt 169 ngàn lượt, vươn lên tốp 16 thị trường khách cao nhất đến Việt Nam, trong đó có 73% số khách đến TP.HCM.

Trên công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google cho thấy, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam từ thị trường Ấn Độ đang tăng cao. Điều này phản ánh nhu cầu lớn về du lịch Việt Nam của du khách Ấn Độ.

Trong khi đó, Trung Đông là khu vực hình thành nguồn khách lớn của du lịch thế giới, lượng khách Trung Đông đi du lịch nước ngoài tăng gấp 4,5 lần trong giai đoạn 1990-2010.


Khách quc tế tham quan Bo tàng Lch s TP.HCM

“Thị trường Trung Đông rất triển vọng, thu nhập bình quân đầu người của một số quốc gia Trung Đông thuộc tốp cao nhất thế giới nên khách thường đi du lịch dài ngày, có khả năng chi trả cao và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, bà Hiếu nhìn nhận.

Ông Trần Đức Hùng (Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Qatar) thông tin, khách du lịch từ khu vực Trung Đông ngoài đặc điểm chung là theo đạo Hồi, còn có đặc điểm riêng là khả năng chi trả cao và thích đi nghỉ dưỡng biển, tiện nghi, riêng tư, có spa… kết hợp đi du lịch để tìm cơ hội thương mại, đầu tư. Họ thường đi theo gia đình khoảng 6-8 người hay đi theo nhóm nhỏ (trong đó nhóm nam và nhóm nữ riêng), sử dụng dịch vụ hạng sang. Nếu địa điểm ưa thích, họ có thể lưu trú thời gian dài tại một điểm và không thích du lịch theo tour hay ghép đoàn. Mùa hè tại Trung Đông rất nắng nóng nên người dân thường đi nghỉ tránh nắng, kéo dài khoảng 2 tháng (từ tháng 7 đến tháng 8, cũng là thời gian nghỉ hè của trẻ em).

Ông Hà Văn Siêu (Phó Tng cc trưng Tng cc Du lch) khng đnh: Trung Đông và n Đ là nhng th trưng có lưng khách ra nưc ngoài du lch tăng nhanh trong thi gian qua. Đây cũng là nhng th trưng mà chiến lưc phát trin du lch Vit Nam đến năm 2030 đưc Th tưng Chính ph ban hành ngày 22-1-2020 xác đnh là th trưng tim năng quan trng ca du lch Vit Nam, cn ưu tiên m rng phát trin”.

“Khách du lịch Trung Đông thường tìm kiếm những địa điểm du lịch mới do những địa điểm du lịch truyền thống như châu Âu đã bão hòa. Việt Nam có nhiều lợi thế với thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, cởi mở, mến khách và sự ổn định chính trị, an toàn. Chúng ta cũng có nhiều loại hình du lịch, từ du lịch nghỉ dưỡng đến du lịch trải nghiệm, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách du lịch”, ông Hùng nói.

Đu tư lâu dài

Để phát triển thị trường Ấn Độ và Trung Đông, ngành du lịch TP.HCM xác định cần có kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo bà Hiếu, dù hiện nay thành phố đang có một số nhà hàng, khách sạn có các dịch vụ thiết yếu cho khách du lịch Ấn Độ và khách theo đạo Hồi nhưng còn nhỏ lẻ và chưa thực sự chuyên nghiệp. Thế nên, thành phố xác định cần có sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài vào cơ sở hạ tầng với các nhà hàng phục vụ ẩm thực Ấn Độ, ẩm thực đạt chuẩn Halal, các khách sạn, sân bay cần bố trí phòng cầu nguyện… để hấp dẫn được khách du lịch từ thị trường này.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn viên thông thạo tiếng Ả Rập, am hiểu văn hóa và thói quen sinh hoạt của du khách các quốc gia Trung Đông và Ấn Độ cũng là một nhiệm vụ mà ngành du lịch cần phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch tiến hành trong thời gian tới.

“Thành phố tiếp tục phối hợp với Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông trong việc xúc tiến du lịch hai chiều giữa hai bên. Trong các sự kiện sắp tới, thành phố chú trọng mời người mua quốc tế từ Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Qatar và các quốc gia Trung Đông khác để quảng bá, giới thiệu TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung, kết nối người mua từ các quốc gia này với các công ty du lịch trong nước với mục tiêu tạo cơ hội hợp tác, thu hút khách đến Việt Nam”, bà Hiếu cho biết.


Khách Ấn Độ tìm hiểu chương trình du lịch của TP.HCM

Song song đó, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp du lịch TP.HCM cũng tham gia tích cực vào các sự kiện do Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM tổ chức như: Lễ hội Ánh sáng, Lễ hội Xin chào Việt Nam - Namaste Vietnam Festival, các hội nghị về xúc tiến du lịch giữa hai nước…

Về đường bay, từ đây đến cuối năm 2022 sẽ có 21 đường bay, trên 60 chuyến bay mỗi tuần kết nối Việt Nam và Ấn Độ của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Indigo. Giữa Việt Nam và Trung Đông cũng có các chuyến bay thẳng của các hãng hàng không Vietnam Airlines, Emirates , Qatar Airways, Turkish Airlines… từ thủ đô các nước Trung Đông đến Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

“Với tình hình an ninh, trật tự tốt; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách, TP.HCM cũng như Việt Nam có nhiều tiềm năng để thu hút hơn nữa khách du lịch từ Ấn Độ và Trung Đông”, bà Hiếu kỳ vọng.

Thúy Kiu