Thứ bảy, 15/2/2020, 20h12

Trẻ nghỉ học chống dịch: Cha mẹ tập làm giáo viên

Cùng vi HS cc, HS TP.HCM tiếp tc có mt k ngh dài chng dch Covid-19. Theo đó, nhiu ph huynh (PH) có con hc lp 1 t ra lo lng tr s “quên” mt ch, con s và n nếp. Đ “g khó” cho PH, nhiu trưng TH đã áp dng hình thc hc trc tuyến chú trng trong HS khi 1.

Dy tr qua video

Tại Trường TH Võ Thị Sáu (Q.7), nhà trường lên kế hoạch họp các tổ chuyên môn để triển khai việc học cho HS khối 1. Với kế hoạch này, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) sẽ đưa những bài lên group lớp để hướng dẫn PH ôn tập cùng trẻ ở nhà.

“HS lớp 1 thường rất mải chơi, việc nghỉ học quá dài sẽ tác động lớn đến tâm lý của trẻ. Nếu không được hướng dẫn, trẻ sẽ không chỉ “quên” bài mà còn hình thành cả những thói quen xấu”, cô Nguyễn Hà Phương Thanh - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ. Những bài tập được triển khai dưới dạng video, hướng dẫn trẻ cách luyện đọc, luyện viết, luyện làm toán ở nhà, được GVCN kết nối đến từng PH, từng HS.

“Các bài tập chỉ ở mức nhẹ nhàng, đảm bảo rằng trẻ không quên thói quen học, được tương tác với việc học tại nhà. PH sẽ dựa vào những video đó để đồng hành cùng con trong việc tự học. Nếu có gì thắc mắc, PH sẽ tương tác với GVCN ngay trong group”, cô Thanh cho biết thêm.

Trong 2 tuần nghỉ vừa qua, group Zalo lớp 1/10 Trường TH Bình Trị 2 (Q.Bình Tân) thường xuyên xuất hiện những video kèm lời nhắn của GVCN về việc hướng dẫn trẻ học tại nhà. Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền (GVCN lớp 1/10) trực tiếp quay những video và gửi đến PH, thông tin: “Thời gian tới, việc này sẽ tiếp tục được thực hiện trong khi trẻ không phải đến trường. Các video bài học đều là những kiến thức mà trẻ đã học, giúp PH rèn mặt chữ; con số; cách phát âm; các phép toán cộng trừ, đếm số đơn giản cho trẻ”.

Không chỉ nhắn trên group Zalo, các yêu cầu bài tập còn được cô Huyền nhắn chi tiết trên cổng thông tin điện tử, nhắn tin riêng đến PH, giúp trường hợp PH không xài điện thoại thông minh vẫn biết cách để học cùng con bằng cách xem từ chính sách học của trẻ và điện thoại cho giáo viên khi có thắc mắc. “Trẻ lớp 1 luôn đòi hỏi phải cầm tay chỉ việc. Vì thế, trong việc yêu cầu trẻ học tập ở nhà cũng khác với các lớp khác. GV phải sử dụng những hình ảnh, clip, video thì mới thu hút được trẻ, còn PH cũng hình dung rõ hơn. Ngay cả những thắc mắc của PH, GV cũng phải quay clip giải đáp, nếu phát hiện trẻ đọc sai thì GV quay clip đọc đúng gửi lại để PH hướng dẫn lại trẻ”, cô Huyền cho biết.

Được biết, hình thức dạy học này cũng được Trường TH Bình Trị 2 triển khai trong toàn khối 1.

Tương tự, Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), việc học kết nối giữa PH khối 1 và GVCN cũng được nhà trường đẩy mạnh. Mới đây, trường đã triển khai những buổi tập huấn cho GV làm quen với phương pháp dạy học online, tùy từng GV sẽ áp dụng những kênh khác nhau, như quay video gửi đến PH qua Facebook, Zalo để cha mẹ hỗ trợ con học ở nhà.

Đây cũng là cách được nhiều GV khối 1 tại nhiều trường TH trên địa bàn TP triển khai đến PH trong thời điểm này.

Ph huynh phi kiên nhn, đng hành cùng tr

Cô Huyền cho rằng, trong việc học cùng con ở nhà, PH cần kiên nhẫn và đừng hỏi trẻ quá nhiều. Đa phần PH lớp 1 nghĩ việc học của trẻ rất đơn giản vì đã có các cô rèn cho ở lớp. Vậy nên khi có biến cố trẻ phải nghỉ học dài ngày, rất nhiều PH trở nên lúng túng, lo lắng không biết bắt đầu từ đâu. Trong khi đó, trí nhớ trẻ lớp 1 rất ngắn hạn, đòi hỏi phải thực hành, ôn tập nhiều lần. Để trẻ đi học lại không bỡ ngỡ thì PH phải có sự rèn luyện hàng ngày cùng con ở nhà để trẻ không quên việc học.

“Ngay cả khi học cùng trẻ, nếu không có kỹ năng thì sẽ rất nguy hiểm. Trẻ lớp 1 khi mắc lỗi sai trong việc phát âm, viết chữ thì sẽ rất khó sửa. Vì thế, trong thời gian này, ngoài việc dành thời gian cho con, PH cần làm theo các hướng dẫn của GVCN. Phải giữ mối liên hệ với GVCN, rèn nền nếp sinh hoạt cho trẻ, coi nhà như trường, để trẻ thích nghi với việc đi học trở lại. Trong mọi việc, đặc biệt PH phải kiên nhẫn và phải có trách nhiệm”, cô Huyền nhấn mạnh.

Cô Thanh cũng khuyên các bậc PH có con đang học lớp 1, hãy dành thời gian cho con, đừng “bỏ trắng” thời gian nghỉ cho trẻ chơi. Đến thời điểm này, HS khối 1 đã biết đọc. Để học cùng con ở nhà, PH có thể cùng con đọc những câu chuyện nhẹ nhàng. Về chính tả, có thể cùng con rèn chữ viết, tuy nhiên khi rèn cho con, PH  phải dựa vào SGK hoặc liên hệ với GVCN để có cách rèn đúng.

Ngoài đồng hành để trẻ không quên mặt chữ, con số, cô Thanh cũng lưu ý, PH nên tiếp tục rèn cho trẻ những kỹ năng mà GV đã rèn trước đó trên lớp, trên trường. Ví dụ như việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn uống đúng bữa; biết xếp mền mùng khi ngủ dậy; rạch ròi giữa giờ học và giờ chơi. Trong nỗ lực học cùng con ở nhà, PH phải đặc biệt nghiêm túc, tương tác với GVCN thường xuyên. Đồng thời nên tăng cường cho trẻ các trò chơi mang tính vừa học vừa chơi, tăng cường cho trẻ đọc sách để trẻ tránh xa điện thoại, ti vi, hình thành và phát triển cho trẻ những thói quen tốt.

Cô Tống Thị Mai Hương - Phó Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm - cho rằng, kiến thức lớp 1 khá đơn giản, PH không nên quá lo lắng việc dạy cho con trong thời gian nghỉ dài; quan trọng là rèn kỹ năng, thái độ cho trẻ, nhất là việc giúp trẻ yêu thích học tập, hình thành những thói quen tốt và kỹ năng tự học.

“Việc rèn chữ cho con, cha mẹ phải chú ý không cầu toàn, để con viết thoải mái, không ép viết nhiều. Có nhiều cách học cùng con ở nhà như khuyến khích trẻ đọc những câu chuyện nhẹ nhàng để con không quên mặt chữ; cho trẻ viết các đoạn hội thoại chia sẻ với ba mẹ, những lời nhắn nhủ đến ba mẹ… Quan trọng là dành thời gian cùng học, cùng chơi với trẻ một cách nhẹ nhàng để trẻ không sa vào điện thoại, ti vi”, cô Hương nhắn gửi.

Đ Lan