Thứ năm, 28/11/2019, 21h38

Âm thầm giữ “hồn” dân tộc

Mc dù b môn hát bi hin nay không đưc gii tr quan tâm nhiu. Thế nhưng ngh sĩ hát bi Linh Phưc (Nhà hát Ngh thut hát bi TP.HCM) vn bám tr vi ngh, không ngng tìm ra hưng đi mi đ “cái hn” ca dân tc tiếp tc đưc bo tn, phát trin…

NSƯT Linh Phưc (vai phm nhân) trong v tung “Công lý không gc ngã”

“Con nhà tông” ni nghip

Sinh trưởng trong gia đình 3 đời theo hát bội, có người cô là bầu gánh nên năm 13 tuổi cậu bé Linh Phước đã có những vai diễn đầu tiên. Dù đó là những vai diễn nhỏ, thậm chí không có lời thoại nhưng đã giúp Linh Phước phát hiện ra đam mê và quyết theo nghiệp tổ. “Thời đó hát bội hoàng kim lắm, mỗi suất diễn đều đông nghẹt khán giả. Mỗi lần thiếu vai, cô đều kêu tôi lên sân khấu thay thế riết rồi làm tôi say mê nghiệp diễn luôn”, NSƯT Linh Phước chia sẻ.

Thấy con, cháu có khả năng nối nghiệp, ông bà, cha mẹ đều nhiệt tình ủng hộ và tạo điều kiện để cậu bé Linh Phước vừa học văn hóa vừa học nghệ thuật hát bội. Đến khoảng năm 1987, hát bội bắt đầu bước vào giai đoạn thăng trầm, không ít người bỏ nghề để mưu sinh bằng những công việc khác nhau nhưng Linh Phước vẫn kiên quyết theo nghề. “Nhiệt huyết và đam mê giúp cho tôi dễ dàng hóa thân vào vai diễn, quên đi những khó khăn ban đầu, giữ cho trái tim luôn nóng, để lúc cần sẽ bùng cháy hết mình dưới ánh đèn sân khấu” - truyền nhân 3 thế hệ bộc bạch.

Mê nghề, nhiều lúc nghệ sĩ trẻ phải “nếm mật nằm gai” bởi sự chật vật, thiếu thốn về vật chất, nhưng niềm đam mê vốn quý của ông cha và của dòng họ đã giữ chân anh tiếp tục gắn bó với hát bội. Dù nó không mang lại cho bản thân nguồn thu nhập đáng kể nhưng khi có lời mời thì dù xa xôi, cách trở mấy anh cũng cùng đồng nghiệp đến phục vụ công chúng. Không chỉ vậy, anh còn phải đối mặt với tai nạn nghề nghiệp trên sân khấu. “Hát bội chủ yếu mang tính chất ước lệ, không trèo cao, buổi diễn không nhiều những động tác nguy hiểm nhưng vẫn xảy ra tai nạn nghề nghiệp như: trật tay, chân, u đầu, chảy máu vì những động tác múa kiếm, múa giáo… Tuy nhiên, tôi vui khi mỗi màn diễn đều nhận được những tràng pháo tay của những khán giả còn trung thành với hát bội”, nghệ sĩ Linh Phước trải lòng.

Gi ngh xưa gia thi hin đ

Gần nửa đời người theo hát bội, khi nhắc lại chuyện đời, chuyện nghề, người nghệ sĩ này nói: “Đó là sự lựa chọn đúng đắn, chưa bao giờ hối hận vì hát bội không chỉ là hồn cốt quê hương mà còn là truyền thống của gia đình mình”.

Vi nhng cng hiến ln lao mi đây, ngh sĩ Linh Phưc đã đưc Nhà nưc trao tng danh hiu NSƯT. Danh hiu đến kp thi không ch góp phn to đng lc cho anh tiếp tc “nh hết nhng si tơ vàng” mà còn hoàn thành trách nhim ca mt “truyn nhân” ca 3 thế h.

Có thể nói, nghệ sĩ Linh Phước được biết đến như một hậu duệ ít ỏi còn sót lại của làng nghề hát bội. Để nghề không bị mai một, xa cách khán giả, anh luôn tìm tòi, sáng tạo, biến tấu lại cách biểu diễn theo bản sắc của riêng mình. Chính vì vậy, dù những vở tuồng đã cũ nhưng diễn xuất của ông luôn mới mẻ, gần gũi với khán giả trẻ. “Không riêng gì bản thân tôi mà những nghệ sĩ khác cũng vậy, thay đổi từ lời thoại đến cách biểu diễn. Nếu trước đây dựa theo lời thoại Hán - Nôm thì bây giờ chuyển sang Việt ngữ, vì vậy các vở tuồng đã dễ hiểu hơn”, NSƯT Linh Phước cho biết.

Với nghệ sĩ Linh Phước, hát bội là cái nghề lắm truân chuyên, người diễn viên như phận người con gái mười hai bến nước, lúc đục, lúc trong nhưng định mệnh đã trao cho mình cái nghiệp thì mình phải đón nhận. Hiện nay, hát bội đang gặp khó khăn bởi công nghệ thông tin và các loại hình giải trí khác. Thời điểm nghệ sĩ “sống được” là tầm đầu năm và cuối năm, còn giữa năm “chờ mỏi con mắt” mới có được một show diễn vì đầu năm là giai đoạn bà con nông dân bắt đầu vụ mùa mới nên thường làm lễ cúng thần nông, mời hát bội về múa hát cầu mong mưa thuận gió hòa, việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió. Cuối năm, sau khi thu hoạch, mọi người lại làm lễ mừng, tạ ơn trời đất đã cho mình vụ mùa bội thu.

Để không ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, sau khi màn nhung khép lại, “ông hoàng” Linh Phước lại vội vã thay chiếc xiêm y lộng lẫy để làm bầu show đám tiệc, các chương trình văn nghệ hay những công việc lặt vặt kiếm thêm thu nhập. Dù vậy nhưng anh luôn có cho riêng mình một quan niệm sống sâu sắc. Đó là người nghệ sĩ ai cũng có một thời, có người lúc tên tuổi vang xa, có danh có tiếng thì cuộc đời khá giả. Nhưng cuối cùng, nghệ sĩ nào cũng sẽ đến hồi qua thời vàng son. Nghề và nghiệp là vậy. Phải hiểu cuộc thăng trầm để mà an lòng gắn bó đến cùng với nghề.

Bài, ảnh: H Trinh