Thứ năm, 20/1/2022, 15h41

Cân nhắc khi lựa chọn các ngành học đang “hot”

Trưc thc tế nhiu ngành hc lên ngôi trong bi cnh dch Covid-19, nhiu chuyên gia tư vn cnh báo, ngưi hc cn tìm hiu k v ngành hc, hưng đến s phù hp vi bn thân trưc khi la chn. Tránh trưng hp đ xô la chn theo ngành “hot”, trưng “hot”...


Các chuyên gia tham gia tư vn trong chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022

Nhiu ngành ngh lên ngôi trong bi cnh dch

Thực tế năm 2021, từ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã chứng kiến sự lên ngôi của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề như thương mại điện tử, tâm lý học, công nghệ thông tin... Điều này đã tác động đến quan điểm lựa chọn ngành học của học sinh trong mùa tuyển sinh năm 2022. Trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề - Sáng tương lai” lần thứ 14 năm học 2021-2022 do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức tại TP.HCM và nhiều tỉnh/thành như Kon Tum, Gia Lai…, trước sự quan tâm của học sinh về những ngành nghề trên, nhiều chuyên gia khẳng định đây là các lĩnh vực ngành nghề đang ngày càng có nhu cầu nhân lực cao, đặc biệt khi dịch bệnh thay đổi nhiều quan điểm, thói quen sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với những lĩnh vực này. Cụ thể, liên quan đến ngành thương mại điện tử, ThS. Nguyễn Hải Trường An (Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM) thông tin, đây là ngành giao thoa giữa kinh tế kinh doanh và công nghệ. Bởi thương mại điện tử không chỉ dừng lại là bán hàng online theo kiểu livestream trên mạng xã hội mà rộng ra là xây dựng cả một chiến lược kinh doanh tiếp cận khách hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm như một doanh nghiệp. “Các công ty truyền thống hiện nay cũng đang tiếp cận với mô hình thương mại điện tử để thích ứng trong dịch bệnh. Vì thế, nhu cầu nhân lực ở ngành này cực kỳ rộng lớn, song để có thể theo đuổi thì các em cần sự đa năng ở nhiều lĩnh vực, sáng tạo, nhanh nhạy để đáp ứng hành vi của khách hàng. Ngoài ra còn cần năng lực ngoại ngữ nữa”, ThS. Trường An cho hay.

Một ngành nghề khác cũng thể hiện vai trò quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh đó là tâm lý học. ThS. Nguyễn Thảo Chi (Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM) nhìn nhận, trong dịch bệnh, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người dân có vai trò quan trọng và trở nên cấp bách, càng ý nghĩa hơn khi xã hội phát triển nhanh. Không chỉ giới hạn ở việc chăm sóc những người có vấn đề về mặt tâm lý mà rộng hơn là ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề đều có nhu cầu ở lĩnh vực này. “Nếu muốn theo hướng nghiên cứu tâm lý chuyên sâu về giáo dục, các em có thể lựa chọn ngành tâm lý giáo dục. Đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường ĐH KHXH-NV không thay đổi nhiều so với năm 2021, quan trọng là các em lựa chọn được phương thức tuyển sinh phù hợp. Phương thức tuyển sinh cũng như tấm vé giúp các em bước vào ngưỡng cửa ĐH, cố gắng tận dụng các phương thức đa dạng”, ThS. Thảo Chi nhắn nhủ.

Đng thy “hot” mà đ xô vào

Chương trình tư vn tuyn sinh “Đúng ngành ngh - Sáng tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát trin GD-ĐT phía Nam (B GD-ĐT) t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM, Trưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và nhiu trưng ĐH, CĐ trên đa bàn thành ph.

ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM) nhận định, năm 2022 dự kiến có khoảng 800-900 ngàn học sinh tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH về cơ bản vẫn như cũ, dao động khoảng 450-500 ngàn chỉ tiêu. Trong khi đó, phương thức tuyển sinh của các trường cũng rất đa dạng. Bên cạnh các phương thức truyền thống như sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM thì còn nhiều phương thức khác theo đặc thù của mỗi trường như sử dụng các chứng chỉ quốc tế, kỳ thi riêng, ưu tiên xét tuyển, tuyển thẳng… “Sự đa dạng của phương thức tuyển sinh giúp học sinh gia tăng thêm cơ hội trúng tuyển, gia tăng cơ hội được học tập với những ngành mà mình yêu thích theo đúng năng lực, đam mê của bản thân. Tuy nhiên, học sinh và phụ huynh cần phải cân nhắc vì chính sự đa dạng của phương thức tuyển sinh cũng sẽ làm rối sự lựa chọn”, ThS. Phùng Quán chia sẻ.

Trước sự quan tâm của học sinh về khối ngành ngôn ngữ, ThS. Lê Phan Quốc (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho hay, khối ngành ngôn ngữ đang được xếp vào các khối ngành “top” ở nhiều trường ĐH, trong đó có Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. “Các ngành ngôn ngữ hiện đang có nhu cầu thị trường lao động rất lớn khi nền kinh tế đang ngày càng hội nhập. Tuy nhiên, việc làm nhiều hay ít thì lại còn phụ thuộc vào nhu cầu vị trí việc làm mà người học mong đợi, đặc biệt là phụ thuộc vào quá trình học của các em có đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm hay không”, ThS. Phan Quốc chỉ rõ. Bổ sung thêm về tố chất đối với khối ngành ngôn ngữ, nhiều chuyên gia thẳng thắn cho biết mặc dù là khối ngành “hot”, nhu cầu việc làm cao nhưng đây cũng là khối ngành kén người học. Không phải ai cũng có thể theo học các khối ngành liên quan đến ngôn ngữ vì đây là ngành học mang tính đặc thù, có một chút yếu tố về năng khiếu, đòi hỏi sự kiên trì, siêng năng, chăm chỉ. Đã từng có nhiều trường hợp người học đã phải bỏ ngang giữa chừng vì không phù hợp. Thậm chí, nhiều trường hợp dù tốt nghiệp ra trường cũng không đáp ứng được đòi hỏi của công việc… Cùng với đó, các chuyên gia cũng khuyên người học cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn ngành “hot”, trường “hot”. Các ngành “hot”, trường “hot” theo quan điểm của người học thường có tính cạnh tranh cao vì nhiều người chọn học trong khi chỉ tiêu của các trường hầu như không tăng. Từ đó dẫn đến trường hợp rất đáng tiếc là học sinh điểm cao đôi khi cũng không đậu. “Các em học sinh nên tránh việc đổ xô chọn ngành theo quan điểm về ngành “hot”, trường “hot”. Việc lựa chọn ngành học cần tính toán dựa trên các yếu tố về năng lực, khả năng của bản thân, sở thích, tính cách cũng như điều kiện kinh tế gia đình, nhu cầu lao động của xã hội. Các em cũng có thể sử dụng những kênh trắc nghiệm như kênh tham khảo để tìm hiểu rộng hơn về các lĩnh vực ngành nghề phù hợp với mình”, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa