Thứ năm, 28/3/2024, 15h17

Cẩn thận rước bệnh vì… nắng nóng

Thi tiết TP.HCM và các tnh phía Nam đang bưc vào cao đim mùa khô. Có nhng ngày nhit đ lên ti 37 đ C. Nng nóng là nguyên nhân gây ra nhiu loi bnh v da, đưng hô hp, tiêu hóa… Vy làm sao đ bo v sc khe trong thi tiết nng nóng như hin nay?


Thi tiết nng nóng, khi ra đưng mi ngưi nên che chn k đ bo v sc khe

Cn thn vi sc nhit

Đối với trẻ em, BS.CKI Trương Thị Ngọc Phú - Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi đồng 2 - chia sẻ, thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao là thời điểm thuận lợi bùng phát một số bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa (tiêu chảy, ngộ độc thức ăn); say nóng, say nắng (sốc nhiệt); các bệnh về da (rôm sảy, viêm da do nhiệt, viêm da dị ứng…). Trong đó, sốc nhiệt và các bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa có nguy cơ diễn tiến nặng, gây nguy hiểm cho trẻ. Phụ huynh cần nghĩ đến sốc nhiệt khi trẻ đang hoạt động trong môi trường nóng kéo dài kèm các biểu hiện: Sốt cao, da khô nóng, mạch nhanh, thở nhanh; Nôn ói; Lừ đừ, lơ mơ; Đi đứng không vững; Hôn mê hoặc co giật.

Các bệnh lý của đường tiêu hóa như tiêu chảy cấp do virus, ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh nhiễm trùng đường ruột khác như lỵ, tả có triệu chứng: sốt, nôn ói, tiêu lỏng nhiều lần, đau bụng, tiêu đàm máu và một số dấu hiệu đặc trưng khác tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn).

“Phụ huynh hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong các dấu hiệu: Trẻ không tỉnh táo, lừ đừ; Không uống được, bỏ bú; Mất nước diễn tiến nặng - không có nước tiểu trong vòng 6-8 giờ, khóc không có nước mắt, da/môi khô, mắt trũng; Tiêu chảy từ 2 ngày không giảm; tiêu chảy có sốt, đau bụng, nôn ói, phân có máu…”, BS Phú khuyến cáo.

BS Phú nhấn mạnh, tình trạng trẻ vận động dưới nắng nóng trong thời gian kéo dài và không được bổ sung nước đầy đủ, dễ khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, dẫn đến mất nước, điện giải làm trẻ mệt mỏi, lừ đừ, dễ bị bệnh, thậm chí là sốc nhiệt. Vì vậy, nếu trẻ phải hoạt động ngoài trời nên hướng dẫn che chắn cho trẻ cẩn thận (đội mũ, áo dài tay, nơi hoạt động có mái che, bóng râm…). Tránh những thời điểm nhiệt độ môi trường tăng cao và tia cực tím hoạt động mạnh trong ngày (khung giờ từ 10-14 giờ), thời gian hoạt động ngoài trời phù hợp trong thời điểm này là dưới 60 phút/ngày.

S dng máy lnh  nhit đ t 25-27

Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột, nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh nên để nhiệt độ khoảng từ 25-27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.

“Sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc do tình hình nắng nóng, trẻ ưa dùng các loại nước có đá, kem, trà sữa... Các loại thực phẩm này có thể giúp trẻ cảm thấy được giải khát và ngon miệng trong thời gian ngắn. Khi đã thỏa mãn về cảm giác khát tức thời, trẻ không cảm thấy cần uống thêm nước từ đó dẫn đến lượng nước thật sự cần để bổ sung cho trẻ bị thiếu hụt. Vì vậy, phụ huynh nên chú ý bổ sung nước cho trẻ. Song song đó, phụ huynh cũng nên quan tâm đến vấn đề da, dưỡng ẩm. Trong mùa nắng nóng nên cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ, chọn vải thông thoáng như cotton; tránh vận động quá mức ra nhiều mồ hôi. Cần dùng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ để bảo vệ da của trẻ. Khi hoạt động ngoài trời bên cạnh che chắn cho trẻ cẩn thận, có thể bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Với các trẻ có bệnh lý chàm, viêm da cơ địa cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên với lượng ít và mỏng để tránh gây bít tắc lỗ chân lông”, BS Phú chia sẻ.

B sung nưc và cht khoáng

Đây là lời khuyên của ThS.BS Lê Thảo Hiền - Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM.

Theo BS Hiền, để bảo vệ sức khỏe da mùa nắng nóng, mọi người nên bôi kem chống nắng thường xuyên. Theo đó, kem chống nắng giúp bảo vệ làn da tránh bỏng nắng, lão hóa sớm và ung thư da. Hãy tìm những loại kem chống nắng có đủ ba yếu tố: chỉ số SPF ≥ 30, chống nắng phổ rộng (chống cả UVA và UVB) và bôi được trên môi. Thường xuyên bôi kem chống nắng bất cứ khi nào bạn ra ngoài trời. Bôi lặp lại mỗi 2 tiếng nếu như bạn hoạt động ngoài trời thời gian dài.

Mang phụ kiện và quần áo chống nắng. Mọi người cần sử dụng mũ rộng vành và kính râm UV-400 khi ra ngoài trời. Bên cạnh đó cần mặc quần áo tối màu bằng vải dệt chặt như denim hoặc vải chống nắng.

Dưỡng ẩm làn da, nên chọn dưỡng ẩm dạng kem hoặc dung dịch để tránh gây bít tắc tuyến mồ hôi khi trời nóng. Nếu hoạt động ngoài trời, cần bôi kem dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng hoặc có thể sử dụng kem dưỡng ẩm có chống nắng. Đặc biệt, cần bổ sung nước và chất khoáng từ bên trong bằng cách uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây.

Trang điểm nhẹ nhàng - Việc trang điểm ít hơn sẽ giúp da được “thở”. Nếu đổ mồ hôi, lớp trang điểm sẽ dễ bong. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm có màu có thể mang lại độ che phủ tối thiểu cho làn da. Tốt nhất nên sử dụng kem dưỡng ẩm có màu với chỉ số SPF ≥30+ để có được sự kết hợp giữa trang điểm và chống nắng.

Cũng theo BS Hiền, kem chống nắng rất quan trọng và mồ hôi là cách làm mát tự nhiên của cơ thể nhưng cả hai đều có thể tác động lên lỗ chân lông. Việc tẩy tế bào chết giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và giảm nhược điểm trên da, tuy nhiên không nên lạm dụng nó. Da sẽ căng, nứt và bong vảy nếu tẩy tế bào chết quá thường xuyên. Tốt nhất chỉ nên thực hiện một hoặc hai lần mỗi tuần. Tuyệt đối không tẩy tế bào chết khi da bị cháy nắng. Mặt khác, khi trời nóng, cơ thể tự tạo ra các yếu tố giữ ẩm tự nhiên để giữ nước cho da. Khi rửa mặt sạch, phần trên cùng của da có thể bị mất nước. Vì vậy chỉ nên tắm một lần mỗi ngày và sau khi tập thể dục. Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm vào buổi sáng, buổi tối. Nếu thấy đổ mồ hôi nên sử dụng giấy thấm dầu.

Kim Anh