Thứ ba, 17/3/2020, 19h21

Chàng trai “biến” rác thải nhựa thành tranh

Quyết đnh t b công vic ca mt k sư hóa hc đ chuyn sang làm tranh t rác thi nha, chàng trai Nguyn Phú Quý Thành (sinh năm 1993, qun Tân Bình) đã sáng chế ra hàng trăm bc tranh đc đáo mang thông đip v môi trưng.

Quý Thành gii thiu nhng bc tranh đưc làm t nút áo

Quyết tâm theo đui tranh nha

Tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa học Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM nhưng Thành không theo đuổi công việc mà mình từng mất nhiều thời gian để theo học mà lại đi nhặt từng nút áo, từng chiếc muỗng nhựa, hạt nhựa… bị bỏ đi để sáng chế thành tranh. Nghe qua câu chuyện của Thành, nhiều người vô cùng ngạc nhiên, có người còn nói Thành không được bình thường khi suy nghĩ những chuyện không đâu nhưng đối với Thành, đây là đam mê và mỗi khi bắt tay vào làm anh thấy mình vô cùng hạnh phúc.

Theo Thành, từ thời còn học phổ thông anh rất muốn dấn thân vào con đường khởi nghiệp nhưng lại không biết mình phải làm gì, bắt đầu từ đâu... Lên đại học, anh vẫn không từ bỏ ý định khởi nghiệp bởi đây là con đường giúp anh tự do và làm những điều mình thích.

Và cơ duyên đã đến với anh trong một lần cùng nhóm bạn đi ăn tại một nhà hàng. “Lúc đó tôi vô tình nhìn thấy được nhiều bức tranh làm từ nhựa rất đẹp và ý nghĩa, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, tôi mới biết ở Việt Nam dòng tranh này chưa được phổ biến và cũng không có nơi đào tạo cho người học. Do đó tôi muốn làm điều gì đó đặc biệt, ít ai làm” - Thành chia sẻ.

Nghĩ là làm, Thành bắt đầu tự lên mạng mày mò, tìm hiểu từng bước thực hiện và một điều may mắn là khi học hóa học anh được đào tạo kỹ năng phối màu và kiến thức về nhựa nên không phải lo về màu sắc. “Ban đầu, tôi tìm những nút áo cũ, đồ nhựa đính lên tờ giấy để thực hiện những bức tranh đơn giản như chữ cái, cây cối, con vật… nhưng cũng không mấy thuận lợi, có những bức tranh làm mất cả ngày trời, có bức làm xong rồi thấy không ưng ý lại tháo ra làm lại. Không chỉ vậy, tôi còn chịu áp lực từ phía gia đình bởi cha mẹ cho rằng công việc này không có tương lai, còn bạn bè cũng bàn ra tán vào nên nhiều lúc bản thân tôi cũng thấy chạnh lòng. Nhưng rồi tôi lại nghĩ, khi đã quyết định điều gì đó mình cứ cố gắng hết sức chắc chắn một ngày nào đó mọi người sẽ hiểu được mình, nghĩ vậy tôi gạt bỏ tất cả và tiếp tục thực hiện đam mê” - chàng trai trẻ nghẹn ngào.

Tranh tuyên truyn chng dch Covid-19

Với quyết tâm đó, Thành không ngừng cố gắng và tạo được thành quả ban đầu khi bán được bức tranh với giá 70 ngàn đồng, đó cũng là bước ngoặt cho nhiều bức tranh khác được bán ra với giá từ vài chục ngàn cho đến 1, 2 triệu đồng/bức cho đến nay.

Tuyên truyn chng dch Covid-19 bng tranh

Điu mà Thành mong mun nht là sau này có th m lp dy tranh nha cho các bn tr vì khi có nhiu bn tr biết v th loi tranh này và bt tay vào làm s gim thiu lưng rác thi nha thi ra môi trưng. Bên cnh đó các bn còn có th khi nghip, kinh doanh t tranh nha thay vì các loi tranh khác…

Với mong muốn cổ vũ, động viên mọi người cùng nhau chống dịch Covid-19, mới đây, Thành đã nghiên cứu, sáng tạo ra 3 bức tranh vô cùng độc đáo. Bức tranh thứ nhất mang tên “Chung tay chống dịch” gồm 2 bàn tay (1 xanh, 1 đỏ) thể hiện sự sôi nổi, nhiệt huyết để giữ hòa bình, ở giữa hai bàn tay có vòng tròn màu trắng bị gạch tượng trưng cho việc chống lại dịch bệnh Covid-19.

Ở bức thứ hai “Bức tranh 5 châu lục” có 5 bàn tay tượng trưng cho 5 châu lục cùng nhau ôm trọn bên trong là hình tượng của con virus corona với vòng tròn màu trắng thể hiện cho sự phòng chống, trên nền quốc kỳ của các nước. Chàng trai trẻ muốn truyền đi thông điệp tất cả đang cùng nhau chung tay phòng chống dịch Covid-19 thông qua bức tranh từ nút áo của mình.

Ngoài ra, Thành còn bức tranh “Tay lồng tay”, bàn tay nhỏ được lồng trong bàn tay lớn như hai người đang bắt tay có ý nghĩa là cùng nhau loại bỏ dịch.

Theo Thành, để làm được tranh này cần phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, óc sáng tạo và quan trọng nhất là phải thật sự yêu thích để hiểu được ý nghĩa nó mang lại. Và công đoạn khó nhất là phối màu sắc cũng như là phải nghiên cứu dán nút làm sao để mang lại thẩm mỹ đẹp nhất cho bức tranh, đó chính là sự sáng tạo mà không có cuốn sách hay một ai có thể chỉ dạy được. “Sắp tới tôi sẽ làm thêm nhiều bức tranh như thế để đem tặng cho đội ngũ y bác sĩ trong các bệnh viện, tạo cho họ động lực để tiếp tục với công việc cao cả của mình” - Thành chia sẻ!

Bài, ảnh: H Trinh