Thứ sáu, 19/4/2024, 12h26

Công nghệ kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền

T hc k II năm hc 2023-2024, S GD-ĐT TP.HCM h tr trin khai lp hc s môn tiếng Anh cho mt s trưng tiu hc ti tnh Lào Cai và huyn Côn Đo (tnh Bà Ra - Vũng Tàu).


Cô Lê Quý Vân Đài (giáo viên tiếng Anh Trưng Tiu hc Nguyn Thưng Hin, Q.Gò Vp) đng lp dy hc sinh Trưng PTDT bán trú Tiu hc s 1 xã Sán Chi (huyn Si Ma Cai, tnh Lào Cai)

Kết ni lp hc s đến nhiu đa phương khó khăn

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, sau giai đoạn thí điểm lớp học số môn tiếng Anh, tin học trong năm học 2022-2023 ở 2 trường tiểu học tại TP.HCM là Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi) và Thạnh An (xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ), trong năm học 2023-2024, dự án lớp học số được Sở GD-ĐT TP.HCM nhân rộng ra nhiều môn như mỹ thuật, tin học, âm nhạc và tiếng Anh. Đặc biệt, từ học kỳ II năm học 2023-2024, lớp học số của TP.HCM đã hỗ trợ kết nối giảng dạy tiếng Anh cho một số trường tiểu học tại tỉnh Lào Cai và huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Cụ thể, các trường tiểu học tại tỉnh Lào Cai đang được TP.HCM hỗ trợ kết nối giảng dạy lớp học số môn tiếng Anh gồm: Trường PTDT bán trú Tiểu học số 1 xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai; Trường Tiểu học số 1 thị trấn Mường Khương; Trường Tiểu học xã Bản Lẩu, huyện Mường Khương; Trường Tiểu học - THCS Tung Chung Phố, huyện Mường Khương. Việc giảng dạy tập trung ở khối lớp 3, 4, 5 tùy từng trường, với thời lượng là 3 tiết/tuần, tiến tới 5 tiết/tuần. Còn tại huyện Côn Đảo, lớp học số môn tiếng Anh đang được TP.HCM kết nối hỗ trợ ở Trường Tiểu học Cao Văn Ngọc, với thời lượng 2 tiết/tuần ở khối lớp 4, 5. Các tiết dạy lớp học số môn tiếng Anh tập trung hỗ trợ học sinh kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ này. Giáo viên soạn riêng các hoạt động chú trọng vào kỹ năng nghe và nói. Ngoài ra, giáo viên còn chia sẻ thêm những hình thức tổ chức các hoạt động dạy học môn tiếng Anh…

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, đội ngũ giáo viên đứng lớp lớp học số môn tiếng Anh đều là thầy cô giỏi, cốt cán của bộ môn, được tập huấn và bồi dưỡng về việc sử dụng công nghệ thông tin, tương tác trong lớp học số cho cả TP.HCM và các tỉnh bạn; giúp các giờ dạy dù chỉ kết nối với học sinh qua màn hình nhưng mang lại hiệu quả không thua kém gì các giờ dạy trực tiếp.

Lp hc s mang nhiu ý nghĩa nhân văn

Các tiết học ở lớp học số môn tiếng Anh lớp 3 tại Trường PTDT bán trú Tiểu học số 1 xã Sán Chải luôn diễn ra đầy hào hứng. Ở điểm cầu TP.HCM, cô Lê Quý Vân Đài (giáo viên tiếng Anh Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền, Q.Gò Vấp) đứng lớp tại phòng ghi hình lớp học số thuộc Trung tâm DXCENTER, kết nối với học sinh ở tỉnh Lào Cai. Dù chỉ qua màn hình song tiết học diễn ra vô cùng sôi nổi, học sinh mạnh dạn giơ tay phát biểu, hào hứng tương tác với giáo viên. Bài học càng thêm thú vị khi liên tục có những trò chơi, video sinh động được giáo viên lồng vào… Hiện tại, một tuần 4 tiết vào chiều thứ ba, thứ sáu, cô Vân Đài đứng lớp lớp học số môn tiếng Anh, kết nối học sinh tại TP.HCM và Lào Cai.

Cô Vân Đài cho biết, khó khăn trước mắt là về khoảng cách. Giáo viên đứng lớp lớp học số chỉ thấy học sinh qua màn hình, cho nên khó nắm bắt tâm lý các em. Đặc biệt, học sinh tiểu học ở Lào Cai có những đặc thù riêng khác với học sinh tại TP.HCM. Muốn kéo học sinh đến với lớp học số thì qua từng tiết dạy, giáo viên phải cố gắng tìm ra những trò chơi, những hoạt động kích thích sự hứng thú học tập của các em, để các em tương tác với giáo viên. “Khi nhận đứng lớp dạy học sinh tiểu học tại Lào Cai, tôi đã tìm hiểu đặc thù học sinh ở địa phương đó để điều chỉnh các bài giảng sao cho phù hợp nhất. Học sinh tiểu học ở tỉnh bạn do thiếu giáo viên nên các em có ít thời gian học tiếng Anh, ít được nói tiếng Anh, phát âm cũng có một số hạn chế do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Từ đặc thù này cũng như nắm bắt tâm lý các em còn khá rụt rè, tôi phải thiết kế tiết dạy với đa dạng trò chơi, thường xuyên động viên, khích lệ các em tham gia tương tác cùng giáo viên trong tiết học; qua đó các em luyện tập được các kỹ năng của tiếng Anh. Buổi ban đầu các em còn e dè, phát biểu còn nhỏ, giáo viên trợ giảng phải động viên các em, nhưng đến nay các em đã tích cực tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn, thích thú khi nói tiếng Anh; các em học tích cực không khác gì lớp học trực tiếp”, cô Vân Đài phấn khởi nói.


Hc sinh tiu h Lào Cai mnh dn tương tác vi giáo viên qua lp hc s

Gắn bó với dự án lớp học số từ năm đầu tiên triển khai thí điểm tại TP.HCM, cô Vân Đài bày tỏ, lớp học số mang nhiều ý nghĩa nhân văn, tạo điều kiện cho học sinh ở những địa phương khó khăn tiếp cận với tiếng Anh. Đặc biệt, dự án càng thêm ý nghĩa khi chia sẻ, kết nối với các trường tiểu học ở tỉnh bạn còn gặp nhiều khó khăn. “Với ý nghĩa nhân văn đó, bản thân tôi luôn muốn đồng hành cùng lớp học số, cố gắng sắp xếp thời gian dạy trực tiếp ở trường để tham gia lớp học số. Bởi, từ những bài học nhỏ mình mang lại, có thể mang đến cho các em sự tiến bộ hơn, giúp các em có thêm điều kiện để tiếp cận môn tiếng Anh”, cô Vân Đài chia sẻ.

Ông Nguyễn Tuấn Anh (Trưởng dự án lớp học số tại TP.HCM thuộc Trung tâm DXCENTER) thông tin, DXCENTER hiện có 2 phòng quay lớp học số - 1 phòng đặt tại trung tâm và 1 phòng đặt ở Trường Tiểu học Kỳ Đồng (Q.3). Hiện nay, trung tâm ghi hình lớp học số trải dài các ngày trong tuần, hỗ trợ TP.HCM các môn tiếng Anh, tin học, mỹ thuật, âm nhạc và một số địa phương khác còn gặp khó khăn về ngoại ngữ.

Để có bài giảng hoàn chỉnh, trước mỗi tuần khi các tiết học bắt đầu, giáo viên sẽ gửi giáo án cho đội ngũ kỹ thuật của lớp học số thiết kế các trò chơi, video chèn vào. Trước tiết dạy, giáo viên sẽ kiểm tra, đảm bảo rằng giáo án đã hoàn chỉnh. Ngoài ra, bài giảng cũng được gửi cho giáo viên trợ giảng để nắm rõ, cùng hỗ trợ. “Mục đích chuyển đổi số là đưa công nghệ để kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền, không chỉ ở TP.HCM mà còn giữa TP.HCM với nhiều địa phương khác, tạo sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đội ngũ hỗ trợ lớp học số tại trung tâm đa phần đều được đào tạo về sư phạm, là cầu nối hiện thực hóa giữa ý tưởng bài giảng của giáo viên đứng lớp và đội ngũ thiết kế, giúp bài giảng được hoàn chỉnh nhất, thu hút được học sinh tương tác”, ông Tuấn Anh cho biết.

Bài, ảnh: Thành Nam