Thứ sáu, 12/4/2024, 11h47

Đến trường trên đôi chân của bạn

Gn 2 năm theo hc ti đim trưng Pa Nho - Trưng Tiu hc S 1 Khe Sanh (huyn Hưng Hóa, tnh Qung Tr), em H Thanh Lâm, hc sinh lp 2A6 đu đến trưng trên đôi chân ca đôi bn H Anh Tân và H Văn Phát. Tm lòng ca nhng bn nh vùng cao khiến nhiu ngưi xúc đng và khâm phc!


Gn 2 năm qua, Lâm đã đến trưng trên lưng ca hai bn Tân và Phát

Cm đng tm lòng đôi bn vùng cao

Chiều muộn, bà Hồ Thị Ê - mẹ của Lâm vội vã trở về từ rẫy để kịp giờ đến trường đón con. Vừa kịp dựng chiếc gùi vào góc nhà, tất tả trở ra, bà Ê bất chợt dừng lại, hướng mắt nhìn ra ngõ và mỉm cười thật tươi khi nhìn thấy Phát và Tân vừa cõng Lâm từ trường trở về. Dù hình ảnh ấy đã lặp lại nhiều lần trong gần suốt 2 năm học qua, lòng người mẹ Vân Kiều vẫn dâng trào cảm xúc. Đưa tay đón lấy đứa con tật nguyền từ lưng của bạn, bà Ê nói lời cảm ơn hai cháu nhỏ: “Nếu không có hai con, hôm nay Lâm lại phải đợi mẹ đến đón muộn nữa rồi”.

Bên hiên ngôi nhà sàn cũ, bà Ê cất giọng trầm bổng kể về khát vọng đến trường của Lâm. Lâm là con út trong gia đình có 5 anh chị em. Năm Lâm tròn 1 tuổi thì bố đi biền biệt, không tin tức. Một mình bà Ê chèo chống nuôi con, ngoài Lâm bị tàn tật đôi chân thì còn có một anh trai mắc bệnh Down không tự chăm sóc mình được. “Lâm sinh ra thì đôi chân đã có dấu hiệu teo và co quắp. Cháu chủ yếu chỉ bò và di chuyển bằng đôi tay vì không thể tự đứng lên. Khi thấy các bạn trong thôn đi học, Lâm nằng nặc đòi theo. Cuộc sống rất vất vả nhưng thương con, tôi đành bồng con đến lớp xin cho con nhập học”, bà Ê kể.


Dù tt nguyn đôi chân nhưng H Thanh Lâm vn luôn khao khát đưc đến trưng

Mỗi ngày, bà Ê đưa con đến lớp xong tất tả lên nương rẫy. Chiều, bà lại vội vã trở về để kịp đón con. Nhiều hôm mưa rừng bất chợt, Lâm phải ngồi lại lớp đợi mẹ. Thương bạn, hai em Tân và Phát cùng nhau cõng bạn về nhà. Quãng đường từ trường về nhà gần 1km, hai bạn thay nhau người cõng, người xách giùm cặp sách. Câu chuyện trên đường về của ba cậu học trò luôn rôm rả và rộn tiếng cười vui. Từ đó, hôm nào mẹ Lâm bận việc nương rẫy, Tân và Phát đều đưa đón bạn đến trường trên lưng mình. Trên hành trình ấy, cả ba đều nhận được sự động viên, khuyến khích từ cô giáo chủ nhiệm Ngô Thị Ninh. “Cõng bạn cũng có khi mệt, nhất là khi tan học bụng đói và những hôm trời mưa. Nhưng em và Phát động viên nhau cùng giúp đỡ bạn vì bạn thiệt thòi, không có đôi chân khỏe mạnh để tự đi và tham gia vào các trò chơi như các bạn khác. Ba chúng em, khi có bài tập nào khó cũng bày cho nhau, trên đường đến lớp thì cùng nhau học bài cũ rất vui”, Tân chia sẻ.

Thp lên nim hy vng cho Lâm

Không lâu sau khi biết tin về tình bạn đầy cảm động của Tân, Phát và Lâm, nhiều nhà hảo tâm đã tìm đến trao những suất quà quý giá nhằm động viên và chia sẻ cùng ba cậu học trò vùng cao. Cả ba đều là con em đồng bào Vân Kiều, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thuộc diện hộ nghèo nên mỗi món quà đối với các em đều rất quý giá. Cô Thái Thị Lan - người sáng lập quỹ học bổng “Cho con” chia sẻ: “Chúng tôi đã cùng các mạnh thường quân trao học bổng bằng tiền mặt cho Lâm, đồng thời tặng xe đạp và quà cho Tân và Phát để động viên các em. Tôi cũng mong trên chiếc xe đạp ấy, tình bạn giữa các em ngày càng gắn kết, chia sẻ cùng nhau và cho hành trình đến trường bớt nhọc nhằn”. Trước đó, Lâm và đôi bạn đã nhận được một chiếc xe lăn và một chiếc xe đạp, quà từ các nhà hảo tâm khác.

Hôm biết về câu chuyện của cậu học trò Vân Kiều Hồ Thanh Lâm, anh Nguyễn Bình Nam - Chủ nhiệm CLB Bạn thương nhau ở Đà Nẵng đã nỗ lực kết nối và nhận được sự đồng ý hỗ trợ Lâm từ một bệnh viện tại TP.HCM. Từ khắp mọi miền đất nước, những người chưa từng quen nhau, chưa từng biết mặt đã cùng nhau chung tay để chuẩn bị cho Lâm nơi ăn, chốn ở khi đến thành phố kiếm hy vọng chữa lành đôi chân. 

Thy Phm Văn Tiến - Hiu trưng Trưng Tiu hc S 1 Khe Sanh cho biết, nhà trưng luôn đng viên quan tâm to điu kin đ Lâm đến lp đu đn. Bên cnh đó, giáo viên ch nhim thưng xuyên h tr Lâm đ em nm bt kiến thc cũng như có nhng h tr kp thi khi cn. Chúng tôi mong y hc có th can thip đ Lâm có th đi bng đôi chân ca mình. Hoàn cnh kinh tế gia đình ca Lâm rt khó khăn, mong đưc s quan tâm ca các nhà ho tâm đ em có th theo hc dài hn.

Nghe tin con được hỗ trợ vào thành phố để can thiệp đôi chân, bà Ê mừng rơi nước mắt. Giọng bà đứt quãng phần vì cảm động, phần khác vì không nói sõi tiếng Việt: “Chuyến đi này tôi phải gác lại việc nương rẫy để theo con. Biết là khó khăn nhưng dù vất vả đến đâu, chỉ cần cho con hy vọng được đứng trên đôi chân mình thì tôi cũng sẽ làm. Tôi rất mừng vì các nhà hảo tâm đã giúp đỡ mẹ con tôi. Sau này, tôi sẽ bảo ban cháu học tập thật tốt để không phụ tình yêu thương của mọi người”.

Hành trình của mẹ con Lâm từ xóm núi đến TP.HCM có chiều dài địa lý hơn 1.000km và hẳn sẽ còn rất nhiều khó khăn cần vượt qua. Nhưng bằng tình yêu thương mà mọi người cùng chung tay trao gửi, hy vọng giấc mơ có một đôi chân lành lặn của cậu bé tật nguyền Hồ Văn Lâm sẽ thành sự thật. Thầy Phạm Văn Tiến - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Số 1 Khe Sanh cho biết, nhà trường luôn động viên quan tâm tạo điều kiện để Lâm đến lớp đều đặn. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên hỗ trợ Lâm để em nắm bắt kiến thức cũng như có những hỗ trợ kịp thời khi cần. Chúng tôi mong y học có thể can thiệp để Lâm có thể đi bằng đôi chân của mình. Hoàn cảnh kinh tế gia đình của Lâm rất khó khăn, mong được sự quan tâm của các nhà hảo tâm để em có thể theo học dài hạn.

Phan L