Thứ sáu, 19/5/2023, 14h24

Cùng Giáo dục TP.HCM chọn “nguyện vọng thông minh”

Không còn bao lâu na là đến k thi tt nghip THPT năm 2023. Kết qu ca k thi này ph thuc vào nhiu yếu t. Nếu các em hc sinh lp 12 không có s chun b kng và chn nguyn vng thông minh thì s khó đt đưc ý mun.


Chuyên gia tâm lý Chế D Tho tư vn sc khe mùa thi ti chương trình

Đó là lưu ý của các chuyên gia trong chương trình tư vấn “Tâm lý, sức khỏe mùa thi và chọn nguyện vọng thông minh” năm 2023 diễn ra mới đây tại Trường THPT Lương Văn Can (Q.8). Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Lên kế hoch tht chn chu

Chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng đánh dấu quá trình 12 năm đèn sách của các em học sinh. Có nhiều em chuẩn bị từ trước nhưng cũng không tránh khỏi những sự cố không mong muốn xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi. “Kết quả của kỳ thi không chỉ phụ thuộc vào sự chuẩn bị, kiến thức mà còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tâm lý, sức khỏe… Do đó, các em học sinh muốn kết quả thi tốt, đạt được điểm cao phải lên kế hoạch thật chỉn chu”, bà Thảo lưu ý.

Đầu tiên, học sinh phải chuẩn bị cho bản thân năng lực làm bài thi. Các em nên thường xuyên giải đề thi thử, đề thi của những năm trước để làm quen với hình thức kỳ thi, tăng tốc độ làm bài, cách xử lý câu khó, câu dễ để không làm mất thời gian, hao tốn tâm tư. Tiếp theo, các em phải thiết lập trí nhớ thật tốt, củng cố thông tin theo kiểu nói đến đâu nhớ đến đó. Như vậy, cho dù các em không may bị mất bình tĩnh vẫn không quên kiến thức đã học để áp dụng vào bài thi. Các em nên lưu ý, việc củng cố kiến thức này phải diễn ra liên tục, không được ngắt quãng. Có nhiều em biết mình phải chuẩn bị từ trước nên tập trung học bài sớm, nghĩ bản thân đã chắc chắn thuộc bài nên không cần ôn lại vào cận ngày thi dẫn đến bị quên, cộng thêm vào phòng thi bối rối nên không làm bài tốt.

Đặc biệt, bà Thảo khuyên học sinh nên lập nhóm học tập. Trong nhóm, các em có thể chia sẻ kiến thức, giảng lại những phần mình đã hiểu cho những bạn chưa hiểu. Việc giảng bài này sẽ giúp các em vô tình lặp lại kiến thức đã ôn luyện, giúp trí não nhớ lâu hơn.


Mt hc sinh Trưng THPT Lương Văn Can nh chuyên gia tháo g khó khăn trong vic chn nguyn vng

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý sức khỏe mùa thi, bà Thảo nhận thấy rằng, do thiếu hiểu biết nên một số học sinh hay ăn uống theo kiểu “tâm linh”. Các em cho rằng mùa thi nên ăn đậu để… thi đậu, tránh ăn các món như óc heo, bánh lọt… vì có thể thi rớt. Điều này không tốt, vì những loại thực phẩm mà các em cho rằng mình nên ăn nhiều lại không tốt, trong khi những loại không ăn lại cần thiết cho sức khỏe. “Các em nên ăn đủ chất, ăn vừa đủ, không nên ăn quá no. Việc ăn uống phải đảm bảo an toàn thực phẩm”, bà Thảo khuyên.

Về giải trí, bà Thảo lưu ý, học sinh không nên xem phim chứa nhiều yếu tố cảm xúc hay chơi thể thao quá mức. “Các em nên giải trí nhẹ nhàng, nghe nhạc, xem phim phù hợp với lứa tuổi. Việc tập luyện thể dục thể thao phải vừa sức để dành sức khỏe cho thi cử”, bà Thảo nhấn mạnh.

Chn nguyn vng thông minh

Để các em học sinh biết cách chọn nguyện vọng thông minh, tăng khả năng trúng tuyển vào ĐH, CĐ, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) cho rằng các em nên đặt nguyện vọng 1 là nguyện vọng yêu thích, còn lại là những nguyện vọng dự trù. Chẳng hạn, học sinh muốn xét tuyển vào ngành tài chính ngân hàng nên đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 có thể cho ngành kế toán, nguyện vọng 3 là ngành khác… “Dù chọn bao nhiêu nguyện vọng thì các em chỉ trúng tuyển một nguyện vọng. Cho nên, khi lựa chọn các em cần cân nhắc thật kỹ để có thể trúng tuyển đúng ngành mình yêu thích, qua đó tỏa sáng trong quá trình học”, ThS. Nguyên chia sẻ.

Tại chương trình, em Thành Tài (học lớp 12A4) lo lắng: “Em muốn đăng ký nguyện vọng 1 cho ngành kế toán nhưng cha mẹ lại bắt em đặt cho ngành tài chính ngân hàng. Vậy em phải làm thế nào để không xảy ra mâu thuẫn với cha mẹ?”. ThS. Phạm Doãn Nguyên cho hay, khi gặp trường hợp này, học sinh không nên phản ứng gay gắt với cha mẹ. Trước tiên, các em cần tìm hiểu kỹ ngành kế toán và tài chính ngân hàng, xem hai ngành này có điểm giống và khác nhau như thế nào, vị trí công việc có liên quan với nhau không. Khi ra trường, công việc của hai ngành đó như thế nào, ngành nào có cơ hội nhiều hơn. Để có thông tin chính xác, các em nên hỏi những anh chị đang làm ngành tài chính ngân hàng và kế toán xem hiện tại công việc của họ thế nào. “Các em có thể dựa vào những yếu tố này để thuyết phục cha mẹ cho mình lựa chọn theo ý thích. Trường hợp mình đã thuyết phục nhưng cha mẹ vẫn không đồng ý, các em có thể tìm nguồn trợ giúp từ thầy cô, anh chị hoặc những người mà có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ để nhờ họ nói giúp. Với sự giúp đỡ này, việc thuyết phục cha mẹ của các em sẽ đạt hiệu quả hơn”, ThS. Nguyên phân tích.

Giải đáp thắc mắc cho một số học sinh về việc học ĐH có phải là con đường duy nhất không, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo khẳng định: ĐH không phải là con đường duy nhất để thành công nhưng là con đường thuận lợi nhất để phát triển bản thân. Có nhiều em thành công khi thu nhập cả trăm triệu đồng/tháng bằng việc livestream bán quần áo. Thực tế có nhiều người như thế, họ kiếm được nhiều tiền bằng nhiều công việc khác nhau mà không cần học ĐH. Ngược lại, người học ĐH chưa chắc kiếm được nhiều tiền, chưa chắc thành công hơn người không học ĐH. Nhưng người học ĐH sẽ có kiến thức, có kỹ năng khi áp dụng vào cuộc sống. Học ĐH có thể không giúp mình trở nên giàu có nhưng sẽ giúp mình có thể giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống, biết cách ứng xử giữa người với người. “Dù còn nhiều quan điểm khác nhau về con đường học ĐH nhưng nếu có cơ hội, các em nên học. Còn cố gắng được đến đâu thì các em nên cố gắng đến đó để làm hành trang trên con đường phát triển bản thân”, bà Thảo khuyên.

Bài, ảnh: H Trinh