Thứ sáu, 27/5/2022, 10h11

Đăng ký xét tuyển ĐH sau thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1 triu thí sinh trên cc va hoàn tt đăng ký thi tt nghip THPT năm 2022. Các thí sinh s tiếp tc có mt đt đăng ký xét tuyn ĐH, CĐ sau khi có kết qu thi. Đ tiếp ni thông tin đnh hưng vic đăng ký xét tuyn này, Trung tâm H tr đào to và Cung ng ngun nhân lc (B GD-ĐT) va t chc chương trình tư vn cho các em.


Thí sinh đăng ký xét tuy
n hc b vào Trưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM năm nay

Tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy (Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT) đã nhắc lại những lưu ý quan trọng đối với việc đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm nay.

Đăng ký xét tuyn, điu chnh nguyn vng cùng đt

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, năm 2021, toàn bộ thí sinh trên cả nước đã thử nghiệm điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến và việc này đã thực hiện rất tốt. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã phát triển hoàn thiện, có thể hỗ trợ tốt cho thí sinh, vì vậy, năm nay là lần đầu tiên các thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển ĐH bằng hình thức trực tuyến. Các em sẽ đăng ký tất cả nguyện vọng xét tuyển vào hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT. Khác với mọi năm, một điểm mới nữa mà thí sinh cần chú ý là năm nay việc đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển sẽ thực hiện trong cùng một đợt sau khi thi tốt nghiệp THPT thay vì hai đợt như những năm trước. Điều này giúp thí sinh có thời gian tập trung toàn tâm vào việc thi cử, để đạt kết quả như mong muốn. Các năm trước, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH cùng thời điểm đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và có một đợt điều chỉnh nguyện vọng thêm sau khi có kết quả thi. Thay đổi của năm nay giúp thí sinh có đủ thời gian để đưa ra quyết định đúng đắn nhất, phù hợp với nguyện vọng cũng như năng lực của mình.

Bà Thủy cho rằng, thí sinh sẽ không phải lựa chọn trường để xét tuyển ngay bây giờ mà sẽ thực hiện sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Nhờ vậy, các em có thể trúng tuyển một nguyện vọng tốt nhất trong khả năng. Việc này đồng thời hạn chế tối đa số lượng thí sinh ảo, tạo công bằng cho thí sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong công tác xét tuyển. “Do các trường tự chủ về tuyển sinh nên thí sinh phải tìm hiểu về phương thức tuyển sinh của các trường, tuân thủ đúng việc nộp hồ sơ, chứng chỉ, các yêu cầu và quy trình xét tuyển của trường. Khi muốn điều chỉnh nguyện vọng phải thực hiện hết các quy trình trực tuyến, đầy đủ các bước. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn bằng tài liệu, truyền thông để thí sinh nắm bắt, thực hành trước. Các sở GD-ĐT, trường THPT luôn có thầy cô giáo sẵn sàng hỗ trợ thí sinh, đặc biệt đối với trường hợp thí sinh gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ thông tin”, bà Thủy cho biết.

Nhóm ngành xã hi nhân văn đưc chú ý hơn

Thống kê của Bộ GD-ĐT mới đây cho thấy, trong hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm nay, có 58.797 thí sinh tự do (chiếm 5,87%); tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT là 103.374 (chiếm 10,33%); tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tuyển ĐH, CĐ là 38.108 (chiếm 3,81%) và có 859.531 thí sinh đăng ký dự thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa xét tuyển ĐH, CĐ (chiếm 85,87%). Báo cáo của Bộ GD-ĐT còn chỉ ra, trong số hơn 1 triệu thí sinh năm nay, có 319.676 em đăng ký thi bài tổ hợp khoa học tự nhiên (chiếm 31,94%) và 555.813 em đăng ký thi bài tổ hợp khoa học xã hội (chiếm 55,53%). Không chỉ có số lượng thí sinh đăng ký nhiều ở bài thi tổ hợp khoa học xã hội, ông Bùi Văn Linh (Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD-ĐT) còn cho hay, tỷ lệ người học khối khoa học xã hội và nhân văn có việc làm trong những năm gần đây cũng khá khả quan.

Theo ông Linh, thống kê giai đoạn năm 2018-2020 cho thấy, trong 10 nhóm ngành đứng đầu số lượng đào tạo cũng như số sinh viên “ra lò” hằng năm luôn có nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi. Bên cạnh đó còn có các nhóm ngành kinh doanh và quản lý, luật, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ - kỹ thuật, kiến trúc - xây dựng, sức khỏe… Riêng năm 2020, trong 10 lĩnh vực ngành có sinh viên tốt nghiệp đông (từ 10 ngàn sinh viên trở lên) có khối ngành nhân văn (với 16 ngàn 500 sinh viên), khối ngành khoa học xã hội và hành vi (13 ngàn 900 sinh viên). Đồng thời còn có khối ngành kinh doanh và quản lý (với 60 ngàn sinh viên), sức khỏe (22 ngàn sinh viên), khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (21 ngàn sinh viên), công nghệ - kỹ thuật (19 ngàn sinh viên), kỹ thuật (14 ngàn 400 sinh viên), kiến trúc - xây dựng (12 ngàn sinh viên), máy tính - công nghệ thông tin (11 ngàn 900 sinh viên), luật (11 ngàn 800 sinh viên). Tổng số 10 lĩnh vực ngành nói trên có 204.562 sinh viên, chiếm 83,7% số lượng sinh viên tốt nghiệp năm 2020.

Hiện cả nước có khoảng 1,7 triệu sinh viên đang theo học tại khoảng 240 trường ĐH. Giai đoạn 3 năm từ 2019-2021, cả nước có trung bình 240 ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm. Đây là một cơ cấu rất quan trọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao của quốc gia.

Thc Trân