Chủ nhật, 9/1/2022, 16h13

“Đo ni đóng giày” công thức chọn ngành nghề

Xây dng sm l trình sau tt nghip THPT đ tìm ra công thc chn ngành ngh phù hp cho riêng mình là li khuyên đưc các chuyên gia tư vn gi đến hc sinh Trưng THPT Hàn Thuyên (TP.HCM) trong chương trình hưng nghip trc tuyến “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 14 năm hc 2021-2022 t chc mi đây.


TS. Lê Th Thanh Mai khng đnh hành trình chun b sm sau THPT là rt cn thiết

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐHQG TP.HCM, Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT), Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF).

Cn chun b l trình t sm

TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM) khẳng định, không dễ để thực hiện tốt hành trình sau THPT. Do đó, người học cần phải có sự chuẩn bị sớm để chọn được đúng ngành nghề, đúng trường, làm việc đúng với đam mê của mình. “Có một lộ trình sớm sẽ giúp các em hiểu rõ về điều kiện tuyển sinh, chương trình học, sức học, điều kiện gia đình để có sự chuẩn bị phù hợp, từ đó gia tăng cơ hội trúng tuyển”, TS. Mai nhấn mạnh.

Nêu ví dụ cụ thể, TS. Mai cho hay, với những học sinh quan tâm đến ngành sư phạm, khi có lộ trình chuẩn bị, xác định từ sớm, các em sẽ biết rõ về trường đào tạo, phương thức tuyển sinh để lựa chọn được môi trường cũng như phương thức phù hợp nhất với mình. Nếu đi đường thẳng vào trường sư phạm không được thì nhờ quá trình chuẩn bị, tìm hiểu, người học sẽ biết được rằng có thể đi đường vòng, học cử nhân ở các trường ĐH, sau đó học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Nhấn mạnh vai trò của sự phù hợp khi chọn ngành nghề, ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, UEF) cho hay, dù lựa chọn bất cứ ngành nghề nào thì điều quan trọng nhất là phải xác định được đúng năng lực sở trường, đam mê, sở thích, nhu cầu lao động khi chọn ngành học. ThS. Nguyên nêu rõ, trong cùng một ngành học, chương trình đào tạo của các trường có từ 70-80% là giống nhau; 20-30% còn lại là “đặc sản” của mỗi trường. Do vậy, phải tùy vào năng lực, tố chất của bản thân, điều kiện tài chính gia đình và mục tiêu nghề nghiệp để chọn lựa ngành học phù hợp. “Đơn cử như quản trị kinh doanh là ngành đào tạo tổng hợp với nhiều chuyên ngành khác nhau, hàng năm có số lượng sinh viên theo học khá lớn. Ngành này đòi hỏi người học có khả năng nhạy bén, tư duy cao, được đào tạo ở rất nhiều trường ĐH nhưng ở mỗi trường sẽ đi sâu vào các chuyên ngành khác nhau. Sau khi tốt nghiệp với trên 50 đầu công việc liên quan, người học có thể lựa chọn, tùy thuộc vào mục tiêu của mình”, ThS. Nguyên cho biết.

Trước sự quan tâm của nhiều học sinh về ngành công nghệ thông tin, TS. Trương Công Duẩn (đại diện Swinburne) cho hay, đây là ngành phát triển rất nhanh, nhu cầu công việc rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2021, TP.HCM thiếu gần 200.000 nhân lực dù các trường ĐH đã tăng tốc rất nhiều trong việc đào tạo. Học ngành công nghệ thông tin, người học có thể làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào, vấn đề là các em học tập như thế nào, đi sâu vào lĩnh vực nào… TS. Duẩn cho biết thêm, công nghệ thông tin cũng là nhóm ngành có thu nhập cao, với nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm các chuyên ngành truyền thống như quản trị hệ thống, quản trị mạng; thiết kế phần mềm; an ninh an toàn thông tin cùng một số chuyên ngành mới xuất hiện trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, phân tích dữ liệu… “Cũng như tất cả các ngành nghề khác, để theo được ngành công nghệ thông tin, các em phải có yếu tố phù hợp. Bởi ngành công nghệ thông tin cần người có tư duy logic, học khá các môn khoa học tự nhiên. Đặc biệt, công nghệ thông tin thay đổi rất nhanh nên người học cần phải có sự học hỏi nhanh; khả năng đọc - nghe bằng tiếng Anh tốt. Hơn nữa là phải tìm kiếm được một môi trường làm việc phù hợp với mình”, TS. Duẩn nhấn mạnh.

Đi tìm công thc “đo ni đóng giày”

Với những băn khoăn của học sinh về việc “làm thế nào để có thể lựa chọn được ngành nghề tương lai phù hợp nhất với bản thân”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A chia sẻ: Trong câu chuyện lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, mỗi người đều có một công thức “đo ni đóng giày” riêng cho mình. Và công thức đó do chính các em tự làm ra, nếu có bắt chước bạn bè cũng cần chuyển hóa phù hợp với mình, để “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Phân tích sâu hơn, chuyên gia này cho hay, “biết người” ở đây là người học cần phải nhận diện đúng 3 mấu chốt là ngành, nghề, trường. Tìm danh mục nghề nghiệp thấy các hệ thống nghề đang được quy định tại Việt Nam để mở rộng biên độ nghề nghiệp của bản thân, hướng đến việc chọn được nghề phù hợp với mình. Các em có thể đưa ra các ví dụ, cụ thể như muốn mở quán bar thì phải làm gì? Trước hết cần ráp công việc này vào nhóm nghề nào, mô tả được chân dung của nghề để biết mình học ngành nào… Hay cùng một nghề biên tập thì phải học ngành nào liên quan đến sáng tạo, nội dung, truyền thông - như vậy có rất nhiều ngành để học. Căn cứ vào các ngành đó xem ngành nào phù hợp với sức học của mình. “Thậm chí, ngay cả khi các em có ước mơ sau này làm Chủ tịch nước thì các em cũng cần xác định được rằng Chủ tịch nước là chức danh nghề nghiệp, với những công việc mang tính đặc thù riêng. Muốn ước mơ các em phải xác định lộ trình phù hợp, có chuyên môn, năng lực…”, bà Nhi A nói.


Chuyên gia tâm lý Tô Nhi A nhn nh ngưi hc nên “chn điu mình gii” ch không “chn th mình đam mê”

Còn với “biết ta”, bà Nhi A nhận định, đó là biết về năng lực, sở thích, đam mê của chính bản thân để khi băn khoăn giữa cái mình giỏi và cái mình mê sẽ có hướng lựa chọn đúng đắn nhất. Bà Nhi A lưu ý, trong tất cả các phương thức xét tuyển của các trường, phương thức nào cũng “nói chuyện” bằng năng lực chứ không xét tuyển bằng đam mê. Vì thế, chọn ngành nghề phải căn cứ trước hết vào cái mình giỏi. “Khi mình giỏi ở lĩnh vực nào chắc chắn khả năng mình sẽ mê, chỉ có thể là không mê nhất thôi. Giỏi văn là phải mê văn, giỏi hóa học chắc chắc sẽ mê hóa học… Thế nhưng, mê chưa chắc đã giỏi”, bà Nhi A nói.

Để xác định được lĩnh vực mình giỏi, bà Nhi A khuyên người học cần căn cứ vào kết quả học tập của bản thân. Lắng nghe “dư luận” là ba mẹ, bạn bè, thầy cô đánh giá về năng lực của mình, kết hợp với các bài test hướng nghiệp. “Kết quả của các bài test hướng nghiệp chỉ là kênh thông tin để tham khảo, các em không nên tin tưởng quá vào các bài test này”, bà Nhi A khuyên.

Bài, ảnh: Yến Hoa